Cảm ơn bạn đã ghé thăm Độc Shop. Hôm Nay, Độc sẽ gửi đến các bạn bài viết Các loại vải phổ biến nhất thông dụng trong ngành may mặc Mong các bạn có những kiến thức thú vị về thời trang nhé.
Các loại vải vốn là nguyên liệu chính trong ngành may. Lựa chọn các chất liệu vải đúng yêu cầu, sau đó mới chọn các phụ liệu may mặc sao cho phù hợp để tạo thành các sản phẩm hoàn chỉnh. Hiện nay trên thị trường có nhiều các loại vải khác nhau, các loại vải thông dụng gồm: vải nỉ, vải len, vải kaki,..
Độc Shop luôn tự tin mang tới người dùng những mẫu balo tốt nhất trong tầm giá rẻ, tầm trung. Độc Shop khẳng định sẽ giúp bạn có một mẫu balo, ví tiền, túi xách tốt bằng chất liệu vải cao mà vẫn đảm bảo được tiêu chí “ngon, bổ, rẻ”.
Hiện nay, chúng ta bắt gặp rất nhiều các loại vải trên thị trường dùng để may balo túi xách các loại khác nhau. Với nguồn chất liệu vải vô cùng phong phú tạo nên những dòng balo chất lượng mang phong cách khác nhau. Tuỳ từng tính năng khác nhau của balo mà chúng ta lựa chọn các loại vải khác nhau.
Vải PE – Vải Poly (Polyester)
Một chất liệu vải quen thuộc sử dụng để làm nên những chiếc balo, túi xách từ phổ thông tới cao cấp. Vải PE hay tên gọi khác là Polyester cấu tạo từ sợi vải tổng hợp, Vải Polyester cho độ bền cao, chống co giãn và nhăn tự nhiên tốt. Bên cạnh đó vải PE ít bị thấm nước và rất nhanh khô.
Hay còn được gọi là vải nylon cũng được khá nhiều nhà sản xuất lựa chọn là chất liệu vải dùng để may balo túi xách. Tuy nhiên mức độ sử dụng của loại vải này khá ít, chỉ sử dụng cho một vài loại balo chuyên biệt mà thôi
Thành phần của loại vải này được làm nên từ các chất liệu tổng hợp từ ethylene có nguồn gốc từ dầu mỏ.
Chính vì thế loại vải này có ưu thế hơn so với các mẫu vải truyền thống.
Đặc Điểm :
- Vừa không hấp thụ dầu, không hút ẩm, ít bị nhăn.
- Đặc biệt đối với chất liệu Polyester 100% cho khả năng chống nước, chống thấm. Khi mặc quần áo bằng vải PE lại hơi nóng bởi khả năng hút ẩm của vải kém.
- Giá thành rẻ
- Vải PE có màu sắc rất phong phú, đa dạng
Vì thế nên chất liệu này được ứng dụng nhiều trong may balo túi xách. Một số chất liệu vải may balo túi xách (PE) Polyester phổ biến bao gồm 1680D, 1680, 800D, 600, 210, dù. Mỗi loại có một đặc tính riêng nên có thể dùng trong từng trường hợp cụ thể.
So với các loại vải trên thị trường khác thì vải polyester có giá thành khá rẻ được rất nhiều các xưởng sản xuất ưa chuộng và lựa chọn
Về tính chất của sản phẩm là 100% là nilon nên chất liệu vải này có khả năng chống thấm nước rất tốt , chống được các bụi bẩn bám vào.
Vải Polyester có nhiều loại khác nhau phong phú về chủng loại như: Polyester 420D PU, Polyester 600D PVC, Polyester 1680D PU/PVC/EVA, Polyester,, Simili PVC/PU…
Chất liệu vải này thích hợp dùng để sản xuất các loại balo chống thấm nước, balo du lịch hoặc balo đi phượt.
Vải cotton
Vải cotton được làm từ sợi bông còn được gọi là sợi Cellulose – chất liệu xuất xứ từ cây bông vải. Cấu tạo bề mặt nhìn chung khá chắc và thô, nên là một trong những mẫu balo cực bền.
Mẫu chất liệu vải sử dụng dệt từ sợi gai dầu, nên được ứng dụng khá nhiều vào rèm cửa, túi xách, balo, ví và nhiều món đồ dùng thủ công khác.
Vải cotton trong may mặc
Là loại vải được sử dụng nhiều trong may mặc mang đến cảm giác thoải mái do vải thấm hút mồ hôi tốt. Độ bền của loại vải này rất cao và giặt cũng nhanh khô, khả năng giảm nhiệt tốt, không gây nóng hay bức bí khi mặc.
Có bao nhiêu loại vải Cotton?
Về cơ bản, vải cotton được chia làm 5 loại: Cotton trơn, Cotton thun, Cotton thun 2 chiều, Cotton thun 4 chiều và Cotton Spandex.
Phương pháp nhận biết vải cotton nhanh chóng :
- Nhận biết bằng giác quan: Vải Cotton sẽ rất dễ gấp nếp và bị nhăn sau khi vò mạnh.
- Nhận biết bằng nhiệt học: Đốt 1 phần vải sẽ thấy khói có màu xám, khi cháy xong không bị vón cục.
- Nhận biết bằng vật lý: Vải thấm nước nhanh và đều.
Vải không dệt – (Non – woven fabric)
Vải không dệt (Non – woven fabric) được đặt tên dựa theo quy trình sản xuất đặc biệt của chúng. Loại vải này không được tạo ra bằng phương pháp dệt thoi hay dệt kim thông thường mà được tổng hợp từ các hạt Polypropylene (nhựa tổng hợp). Các hạt này được nung nóng chảy dưới nhiệt độ cao và kéo thành sợi. Tùy vào mục đích sử dụng nhà sản xuất có thêm một số thành phần khác để phù hợp với sản phẩm. Những sợi tổng hợp sau đó được đem đi đục màng, sử dụng dung môi hóa chất hoặc các máy cơ khí nhiệt học để liên kết lại với nhau tạo thành những tấm vải nhẹ và xốp.
Vải may túi xách không thể bỏ qua vải không dệt, một trong những chất liệu vải của tương lai, thân thiện với môi trường và Hợp Quy OEKO- TEX 100 nên được Độc Shop ứng dụng trong khá nhiều sản phẩm.
Vải không dệt
Vì được thiết kế với nhiều màu sắc khác nhau, độ bền chắc tương đối tốt và khả năng tự phân hủy vượt trội. Mẫu vải này được tận dụng nhiều trong các mẫu balo nhỏ gọn, vải lót, balo dạng túi tiện dụng.
Vải canvas (vải bố)
Vải canvas loại vải này có khả năng co giãn 4 chiều, bề mặt lại rất mịn, khi sờ vào thấy mát. Thích hợp để dùng may quần áo cho nam nữ bởi khả năng thấm hút mồ hôi rất tốt, chất liệu từ thiên nhiên nên rất mềm mại. Vải canvas còn được biết đến với các tên gọi như: vải thô, vải bố
ứng dụng nhiều trong ngành may balo, túi xách hiện nay. Được biết đến như là một loại vải cao cấp, vải có tính chất dày, hàm lượng cotton trong vải chiếm 100% mang đến cho sản phẩm sự an toàn tuyệt đối.
Chất liệu vải canvas không gây độc hại cho con người và cực kỳ lành tính. Đồng thời loại vải này thường được sử dụng làm vật liệu may chính cho balo và khá được các nhà sản xuất ưu ái lựa chọn làm sản phẩm may balo của mình.
Vải Simili (Faux Leathe)
Simili còn được gọi là da tổng hợp, là vật liệu dùng để thay thế cho da thật được dùng bọc ghế, quần áo, giày dép và các mục đích sử dụng khác.Giá thành Simili rẻ hơn da thật, dễ gia công nên được sử dụng là mẫu vải may túi xách, ví, balo khá phổ biến. Vải được cấu tạo với vải lót từ Polyester và lớp nhựa PVC liên kết với nhau.
Simili còn được gọi bằng các thuật ngữ khác như Faux Leather hay Pleather. Chất liệu simili ra đời như một giải pháp thay thế cho da thật làm từ da động vật có giá trị cao và ngày càng khan hiếm.
Vải Simili (Faux Leathe)
Nhờ được nhuộm màu, dập vân và tạo hình bề mặt. Nên chúng có phần đẹp hơn, màu sắc rực rỡ hơn nhiều so với da thật. Đặc trưng vải giả da là chống thấm, bụi bẩn và bám dính tốt. Kết hợp với độ mềm mại, dễ thiết kế và chế tác theo nhiều form dáng, dễ vệ sinh nó sẽ là một lựa chọn tuyệt vời cho bạn.
Vải lót
Vải lót tất nhiên cũng có một lựa chọn riêng cho bạn. Chúng chủ yếu được sử dụng trong balo, kết hợp giữa Polyester và vải dệt thoi. Nên độ bền cao, nhuộm màu tốt nên có khá nhiều màu rực rỡ.
Với chất liệu mềm ổn định, khả năng chống thấm, bán bẩm tốt, đan dày. Nên vừa dễ tạo hình, tạo form dáng túi xách, balo. Nên gần như mẫu chất liệu vải may balo túi xách này được ứng dụng rất phổ biến.
Vải lót balo dễ tạo form dáng bên trong
Mỗi loại vải lại có tính ứng dụng riêng, đặc biệt chất liệu da cũng được sử dụng trong khá nhiều loại balo. Nhưng nó không thể coi là vải được, nên mình không đề cập nhiều và giá thành chúng cũng khá đắt. Chủ yếu các xưởng balo tại nước ta sẽ tập trung vào hiệu năng trên giá thành, nên sử dụng các loại vải polyester, bố, không dệt… là chủ yếu.
Vải kaki – (Khaki)
Vải kaki (Khaki) là loại vải được dệt từ cotton 100% hoặc sợi cotton đan chéo với sợi tổng hợp. Chất liệu vải kaki nhẹ và độ bền cao, vải kaki khá cứng và độ dày cao hơn so với những loại vải sử dụng phổ biến khác. Khi sử dụng loại vải may balo thì đây là loại vải ít ngăn, việc giặt giũ khá dễ dàng và độ phai màu ít.
Vải kaki khá thông dụng trong thị trường may mặc hiện nay
Ưu điểm
- Dễ giặt, ít bị nhăn,
- Vải Kaki được sử dụng để may quần áo, đồng phục, đồ bảo hộ lao động và các ứng dụng khác
Vải thun chia làm 2 loại vải thun Kaki co giãn tốt. Vải Kaki không co giãn. Cách phân biệt các loại vải thun
- Phân biệt vải Kaki thun và vải Kaki không thun: Có thể phân biệt bằng cách dựa vào độ dày của vải. Kaki thun có độ mềm và mỏng cao, còn vải Kaki không thun thường dày và cứng.
- Phân biệt vải Kaki Polyester và Kaki Cotton: Đốt vải để kiểm tra. Kaki Polyester khi đốt sẽ có mùi thơm nhẹ và bị vón cục. Với Kaki Cotton thì vải sẽ có ngọn lửa màu vàng, tro không bị vón cục.
Vải jeans
Vải Jeans được tìm thấy vào năm 1873 bởi hai nhà nghiên cứu người Ý Jacob Davis và Levis Strauss. Thực chất vải Jeans là một dạng của vải bông thô.
Vải jeans (Denim) hay còn gọi vải bò là loại vải thô được sản xuất từ chất liệu Cotton Duck có màu xanh đặc trưng. Những sản phẩm bằng chất liệu vải jean có đặc tính bền bỉ, không co nhăn, mòn rách như nhiều chất vải khác sau mỗi nhiều lần giặt.
Vải jeans khá được ưa chuộng trong ngành may mặc hiện nay
Vải kate
Vải Kate thuộc nhóm vải tổng hợp, là sự kết hợp giữa các sợi bông trên vải cotton tự nhiên với sợi polyester nhân tạo. Đây là loại vải được ưa chuộng sử dụng trong các sản phẩm trang phục may mặc, vỏ gối, vỏ đệm, rèm,…và đây cũng là loại vải may balo thông dụng.
Vải kate được sử dụng nhiều trong các sản phẩm may mặc
Vải Kaki chia làm 3 loại cụ thể như sau :
- Kate sọc: Được xem là loại vải may áo sơ mi công sở với nhiều kiểu dáng phong phú, đúng chuẩn người mặc.
- Kate Hàn: Độ bền thấp, dễ bị phai màu, mức giá thành phù hợp để may quần áo công nhân với số lượng lớn.
- Kate Silk: Độ bền cao, khi dùng không bị kéo dãn, không nhăn và đặc biệt là thấm hút mồ hôi cực kỳ hiệu quả.
Vải nỉ – Flet
Vải nỉ (tên tiếng anh là Felt) là loại vải trên bề mặt vải được phủ một lớp lông mỏng, ngắn khá mềm và mịn. Vải nỉ thường dùng để làm quần áo hay vải may balo, đây là sự kết hợp giữa vải và len. Vải nỉ được ứng dụng trong nhiều ngành khác nhau có thể kể đến như thiết kế, công nghiệp và kỹ thuật,… và nhất là trong thời trang may túi xách vải nỉ.
Vải nỉ được ứng dụng nhiều trong ngành thời trang
Vải nỉ chia làm 4 loại được ứng dụng trong đời sống như sau :
- Vải nỉ mềm: Có độ mềm mịn vượt trội, nên loại vải này được sử dụng chủ yếu để may mặc hoặc sử dụng để làm đồ nội thất, Handmade.
- Vải nỉ cứng: Có độ cứng hơn so với vải nỉ mềm, vậy nên loại vải nỉ này sẽ được ứng dụng chủ yếu trong ngành sản xuất các sản phẩm công nghiệp.
- Vải nỉ Hàn Quốc: Đặc tính mềm, nhẹ nên được dùng phổ biến để may áo khoác, mũ nón, thảm nhà hay gối ôm
- Vải nỉ thường: Loại vải này khá mỏng, khi dùng đem đến độ đàn hồi rất tốt, đặc biệt là ít đổ lông. Chính những ưu điểm này mà loại vải này được sử dụng chủ yếu để may gối, móc chìa khóa hoặc thú nhồi bông.
Vải lụa – Silk
Vải lụa (Silk) là chất liệu vải có bề mặt rất mỏng, mịn được sản xuất bởi một loại tơ, loại tơ tốt nhất để tạo ra vải lụa đó chính là tơ tằm. Đây là một trong các loại vải may balo túi xách đặc biệt.
Chất liệu vải lụa mềm, mướt, thấm hút mồ hôi tốt, tao cảm cảm giác thoải mái cho người xử dụng, vải lụa thường được dùng để may trang phục như váy cưới, sơ mi, Pijama, váy, đầm, áo choàng…
Vải lụa từng là loại vải đắt tiền, chỉ xuất hiện trong tầng lớp quý tộc, thượng lưu của xã hội.
Ưu điểm vải lụa :
- Cảm giác thoải mái khi mặc, đặc biệt rất thích hợp với thời tiết nắng nóng.
- Khả năng giữ nhiệt rất tốt, nên khi dùng để may quần áo mùa đông rất ấm.
- Cảm nhận được sự mềm mịn, mượt mà, tạo cảm giác khác biệt hoàn toàn so với những vải dệt từ sợi nhân tạo khác.
Nhược điểm vải lụa:
- Rất khó bảo quản trong quá trình sử dụng, nếu không biết cách dùng lụa sẽ rất nhanh hư và không giữ được vẻ đẹp tự nhiên.
- Có khả năng bị côn trùng cắn rách trong quá trình sử dụng nếu không giữ lụa được sạch sẽ.
Vải len – Wool
Len (Wool) là tên một loại vải được dệt nên từ sợi. Các sợi cấu tạo nên len được thu chủ yếu từ lông cừu hay một số loại động vật khác như lạc đà hay dê chẳng hạn, thỏ,…Đây cũng là chất liệu vải được các cửa hàng bán vải may túi xách tìm kiếm nhiều.
Mùa đông thì len hay vải len là chất liệu được nhiều dùng lựa chọn bởi khả năng giữ ấm tốt. Ưu điểm của loại vải này là khả năng hút ẩm và giữ nhiệt tốt. Được ứng dụng nhiều trong may mặc đặt biệt là khăn choàng cổ, áo ấm…
Vải len được sử dụng đặc biệt phổ biến vào mùa đông
Vải len được chia làm 4 loại len phổ biến nhất hãy kham khảo ngay phía bên dưới đây :
- Vải Len lông cừu thường: Còn được gọi là len thường, đây được xem là loại len phổ biến nhất được nhiều khách hàng sử dụng hiện nay, có khả năng giữ nhiệt rất hiệu quả.
- Vải Len Cashmere: Là một trong số những loại len đắt và quý nhất, được tạo thành từ những lớp lông tơ của dê. Điểm nổi bật chính là trọng lượng siêu nhẹ, cho dù chiếc áo có dày cỡ nào cũng không đem đến sự nặng nề cho người dùng.
- Vải Len Angora: Loại len này được tạo thành từ lông thỏ, vì không có độ bền nên chỉ được sử dụng và pha thêm các thành phần len, sợi khác để sử dụng.
- Vải Len lông cừu Merino: Với chất len cực mềm, được tạo thành từ lông của giống cừu đặc biệt. Không những đem đến khả năng giữ nhiệt cực tốt, vải len lông cừu Merino còn không gây khó chịu cho làn da trong quá trình sử dụng.
- Vải Len Alpaca: Len quý được làm từ lông của một loài động vật cùng họ với lạc đà nhưng bộ lông lại dày hơn. Độ mềm mịn như len Cashmere và trọng lượng cũng nhẹ như lông cừu thông thường.
Vải thô – ( Canvas )
Vải thô (Raw cloth) là một trong các loại vải may balo có thành phần chủ yếu là những loại nguyên liệu thiên nhiên như sợi bông và sợi gai, do đó, khá thân thiện với người sử dụng và được ưa chuộng trong mùa hè. Đây cũng là một trong những loại vải may balo thông dụng.
Vải thô khá được ưa chuộng vào mùa hè
Vải voan – Voile
Vải voan là chất liệu vải may balo có nguồn gốc từ sợi nhân tạo, mang lại sự mềm mại, nhẹ nhàng và cảm giác bay bổng cũng như thoải mái cho người mặc. Vải voan có độ mỏng, nhẹ nhất định, là một chất liệu lý tưởng cho những ai thích chất vải nhẹ nhàng và dòng thời trang thanh lịch, nữ tính.
Vải voan khá được ưa chuộng trong thời trang nữ
Ưu điểm vải voan:
- Vải voan sử dụng nhiều lần nhưng không bị nhàu hay có vết gấp.
- Đa dạng màu sắc giúp người dùng dễ lựa chọn.
- vải voan Tôn lên nét dịu dàng, mềm mại cho người mặc.
Nhược điểm vải voan:
- Chất liệu mỏng do đó khi may đồ phải lót bên trong.
- Chất vải dễ bắt cháy.
- Vải voan Dễ bị bám bẩn.
- Rất khó để thiết kế.
Vải lanh – Linen
Vải lanh (Linen) là loại vải may túi xách được làm từ vỏ, xơ, sợi của cây lanh và các sợi khác, các thành phần của cây lanh sau khi trải qua quá trình xử lý được tạo thành các sợi, rồi tiến hành gia công và dệt thành vải lanh.
Vải lanh đặc biệt được ưa chuộng trong những ngày thời tiết oi bức
Ưu điểm vải lanh :
- Khả năng thấm hút mồ hôi cực tốt, mặc rất mát vào mùa hè.
- Trọng lượng vải nhẹ, mềm mại nên rất dễ may đồ.
Nhược điểm vải lanh:
- Rất dễ nhăn, dễ có nếp gấp.
- Giá thành khá cao so với các loại vải trên thị trường Việt Nam.
Vải đũi – Tussar – Tussah
Vải đũi được sản xuất từ sợi đũi, là phần thừa ra trong quá trình ươm tơ tằm. Những sợi này này thường chiếm đến 60% số lượng trong quá trình nuôi tằm, chỉ có 40% dùng để dệt lụa. Để tiết kiệm, người ta đã chế tạo ra vải đũi.
Vải đũi là cấu tạo rất xốp, nhẹ và mát với khả năng thấm hút cực kỳ hiệu quả cho người dùng trong suốt quá trình sử dụng. Vải đũi ứng dụng để may quần hoặc váy.
Vải đũi còn được gọi bằng các tên khác như Tussar hay Tussah. Vải đũi cùng vải thô có nhiều nét tương đồng nhau, nhưng so với vải thô thì vải đũi tính chất mềm và mịn hơn.
Vải đũi được ưa chuộng trong những ngày hè
Đặc điểm của vải đũi:
- Vải đũi có khả năng thấm hút mồ hôi hiệu quả, không bị bám dính.
- Được sản xuất từ thành phần tự nhiên nên rất an toàn, có tác dụng làm mát cực tốt, rất thích hợp để may quần áo cho mùa hè.
- Vải đũi không tích điện và mềm mại hơn rất nhiều so với các loại vải thô, vải bố.
- Quá trình giặt và phơi dễ dàng.
- Dễ bị gấp nếp và nhăn.
Vải ren – Lace
Vải ren (Lace) là chất liệu vải làm túi xách được đan từ nhiều sợi vải bằng phương pháp lặp, bện hoặc xoắn một sợi tạo ra các lỗ hổng trên một sản phẩm. Số lượng sợi và mũi đan càng nhiều thì chất lượng của vải ren sẽ càng tốt. Thông thường vải ren được dệt từ bông, tơ hoặc lụa.
Vải ren được dùng nhiều trong ngành thời trang
Ưu điểm vải ren :
- Đem đến cho người mặc sự ngọt ngào, quyến rũ.
- Chất vải mềm mại, không bị giãn sau một thời gian sử dụng giúp người mặc cảm thấy thoải mái, dễ chịu.
Nhược điểm vải ren :
- Vải ren thường mỏng, nên khi mặc cần thêm lớp lót.
- Rất dễ bị rách khi bị vật nhọn bám vào.
Vải tuyết mưa – Vitex
Theo tiếng Ý, vải tuyết mưa có tên là Ponte Roma. Là loại vải đan đôi dệt kim theo xu hướng Interlock và được sản xuất đầu tiên tại nước Ý. Những sản phẩm balo, túi xách được làm từ vải tuyết mưa có thể sử dụng được cả 2 mặt, ít bị nhăn cũng như không bị phai màu
Vải tuyết mưa có thành phần từ các sợi như Viscose, Polyester Nylon và sợi Spandex. Vải tuyết mưa có độ co giãn phù hợp, không quá dày hoặc quá mỏng, khả năng bền đẹp không bị mất màu theo thời gian.
Vải tuyết mưa được sử dụng trong sản xuất hàng may mặc
Ưu điểm vải tuyết mưa :
- Vải không bị nhăn và bám lông.
- Độ co giãn tốt.
- Thoáng mát, dễ chịu và thấm hút mồ hôi tốt.
- Độ bền cơ học cao.
- Ít bị nhăn.
Vải nylon
Vải Nylon vốn là một loại nhựa có nguồn gốc từ dầu thô, sau khi trải qua quá trình hóa học chuyên sâu sẽ tạo ra chất liệu sợi mạnh mẽ, có khả năng co giãn tốt sau đó tạo thành các loại vải. Đây là chất liệu vải may balo khá được ưa chuộng trong giới may mặc.
Vải nylon được dùng nhiều trong thời trang may mặc
Vải umi
Vải umi là vải được dệt từ sợi kết hợp từ nguồn gốc thiên nhiên và những hợp chất nhân tạo. Sợi vải thường được dệt từ tre, nứa đi cùng với các hợp chất như spandex hay cotton, nhờ đó mà chất vải rất mát, có tính đàn hồi và khả năng thấm hút tốt, thích hợp với những nơi có thời tiết nắng nóng như Việt Nam.
Vải umi nguồn gốc từ thiên nhiên
Vải ripstop
Vải Ripstop còn được gọi là vải thể thao. Đây là một loại vải nylon dệt nhẹ, chống rách và chống nước vô cùng tốt. Nó có khả năng chống nước và thường được sử dụng cho các thiết bị cắm trại như lều và lớp bọc bên ngoài của túi ngủ.
Vải Ripstop còn được gọi là vải thể thao
Vật liệu này cũng được sử dụng để làm tàu lượn và dù, dù bay, khinh khí cầu, buồm, diều, cờ và quần áo thể thao. Cũng giống như vải Kevlar, nó đều có khả năng chịu nhiệt khá cao nên đôi khi còn được làm để tạo ra một số đồ bảo hộ cơ bản.
Vải polyamide
Vải polyamide là một thuật ngữ chung được sử dụng để chỉ nhiều loại vải khác nhau được làm từ các chuỗi monome polyamide. Loại vải này có nguồn gốc từ các phân tử carbon, tuy nhiên chúng hoàn toàn là chất tổng hợp, điều này khác hẳn với các loại vải bán tổng hợp như rayon và các loại vải hoàn toàn hữu cơ, cụ thể là bông.
Vải polyamide
Vải organza
Vải Organza với chất liệu vải mềm mỏng, có độ trơn nhẹ, co giãn vừa phải. Thành phần chủ yếu của chất vải là được dệt từ lụa, nhưng với sự tân tiến ngày này chất vải được cải tiến bằng các sợi như: polyester, nylon…vải thưa, cứng hơn có thể thấy xuyên thấu bên trong.
Vải Organza
Vải nhung
Vải nhung (velvet fabric) là loại vải có chất mềm, mượt và mịn, có khả năng giữ ấm rất tốt, rất thích hợp khi vào mùa đông lạnh giá. Có thể dễ thấy loại vải này có vẻ ngoài sang trọng, bóng bẩy và cảm giác khi tiếp xúc rất mềm mịn. Vải được cấu thành từ các sợi nhung dày, ngắn được xếp sát vào nhau, nên khi cầm sợi vải cảm giác sẽ nặng hơn nhiều so với những sợi vải voan hay các chất vải hiện đại như vải cotton, spandex, v.v…
Vải nhung (velvet fabric)
Vải mango
Vải mango có thành phần cấu tạo gồm từ 90% Poly và 10% Spandex. Nhờ đó mà chất vải này mềm, đẹp, và độ co giãn khá tốt. Vải mango tương đối dày nhưng mặc vào khá thoáng mát và có độ thấm hút nhanh. Vì vậy, khi may trang phục sẽ không cần dùng thêm lớp lót phía trong.
Vải mango có thành phần cấu tạo gồm từ 90% Poly và 10% Spandex
Vải linen
Vải linen làm từ sợi của thân cây lanh. Vải được sản xuất hoàn toàn từ tự nhiên an toàn cho da, sợi vải mảnh, dai. Chất vải linen có độ bóng nhất định, loại vải lanh thô thường có giá thành rẻ hơn và được sử dụng tùy vào tùy mục đích.
Vải linen làm từ sợi của thân cây lanh
Các sản phẩm thường thấy từ vải lanh là quần áo, váy đầm và các loại khăn. Những trang phục từ vải linen thường không quá cầu kỳ nhưng lại đem đến cho người mặc cảm giác thoải mái.
Vải dệt kim
Vải dệt kim có tên tiếng Anh là Knitted Fabric. Là chất liệu vải được tạo thành từ sự liên kết hệ thống giữa những vòng sợi đan xen vào nhau theo chiều ngang. Tạo thành các hàng vòng và móc nối riêng lẻ theo chiều dọc với vòng lặp tương ứng ơ hàng ngang tiếp theo. Chất liệu vải này còn có thể sản xuất bằng tay qua việc sử dụng hai kim đan và một quả bóng sợi. Máy dệt có thể sản xuất vải phẳng hoặc vải hình ống tùy theo từng loại vải.
Vải dệt kim
Vải dạ
Vải dạ được hiểu là vải hàng dệt có nguồn gốc từ các sợi thiên nhiên như lông của một số loài động vật, đay, cói, sợi bông và những loại sợi tổng hợp. Ngày nay, vải dạ còn được chiết xuất từ bông và sợi nhân tạo như polyester. Khi sản xuất, các loại sợi này được ép chặt vào nhau sẽ tạo thành một tấm vải hoàn chỉnh.
Vải dạ
Do có chất liệu là sợi tự nhiên được ép chặt không có khe hở nên vải dạ giữ nhiệt rất tốt. Vải dạ dày hơn so với vải nỉ nên thường được ưu tiên may áo khoác mùa đông hay áo form dài. Quần áo làm từ vải dạ rất mềm, mịn và mang đến cảm giác êm ái.
Vải gấm (Brocade fabric)
Vải gấm có tên tiếng Anh là Brocade fabric, vải gấm tơ tằm được xuất hiện lần đầu tại Trung Quốc vào khoảng 5000 năm trước, khi nền văn minh dọc sông Hoàng Hà được hình thành. Từ đó, loại vải này đã được phát triển rất mạnh trong giới thượng lưu và quan chức thời phong kiến. Phiên bản gốc của loại vải này được dệt từ những sợi tơ tằm chất lượng tốt nhất cùng quy trình sản xuất và dệt may cực kỳ phức tạp nên màu sắc lên vải cực kỳ độc đáo và hoa văn rất tinh xảo.
Vải cát hàn
Vải Cát Hàn được sản xuất từ hai chất liệu chính, đó là từ 92% polyester và 8% spandex. Chất liệu của vải tuy khá dày dặn nhưng không hề tạo cảm giác bí bách, nóng nực, ngược lại nó còn khá thoáng mát, tạo cảm giác dễ chịu cho người mặc và rất phù hợp với khí hậu ở Việt Nam.
Vải Cát Hàn
Trên đây là những thông tin chi tiết về chất liệu các loại vải thông dụng trong ngành may mặc, hy vọng thông qua bài viết các bạn có thể hiểu thêm về các loại vải phổ biến trong thị trường may mặc hiện nay và có thể lựa chọn cho mình chất liệu vải may balo phù hợp nhé.