- Vải canvas là gì
- Nguồn gốc xuất xứ và lịch sử ra đời của vải canvas
- Đặc tính của vải canvas
- Ưu điểm của vải canvas
- Nhược điểm của vải canvas
- Quy trình sản xuất vải canvas
- Kéo sợi gai dầu
- Dệt vải canvas
- Nhuộm màu vải canvas
- Phân biệt các loại vải canvas
- Vải canvas cotton
- Vải canvas họa tiết
- Vải canvas polyester
- Vải canvas thổ cẩm
- Vải canvas phủ pvc
- Vải canvas mềm
- Vải canvas thô
- Ứng dụng của vải canvas
- Túi vải canvas đeo chéo hàn quốc
- Vải canvas in tranh
- Ví vải canvas nam
- Giày vải canvas nữ
- Balo vải canvas hàn quốc
- Vải canvas may rèm
- Mua vải canvas ở đâu tphcm
- Unique shop
- Sơn Tuyên Phát Canvas
- Cổ & Cũ store
- Cách giặt và bảo quản vải canvas
- Cách giặt vải canvas
- Cách bảo quản vải canvas
- Giá vải canvas bao nhiêu tiền ?
- Vải canvas và vải bố có giống nhau?
- Các câu hỏi thường gặp về vải canvas
- Vải canvas tiếng anh là gì
- Vải canvas có chống nước không
- Balo vải canvas có bền không?
Cảm ơn bạn đã ghé thăm Độc Shop. Hôm Nay, Độc sẽ gửi đến các bạn bài viết Vải canvas là gì ? Đặc tính và quy trình sản xuất vải canvas Mong các bạn có những kiến thức thú vị về thời trang nhé.
Nói một cách đơn giản thì vải canvas là tên gọi chung để chỉ các loại vải được dệt từ sợi cây gai dầu. Những sợi vải canvas được dệt ngang theo dạng lưới nhờ phương pháp thủ công hoặc bằng máy.
Bề mặt chúng khá thô nhưng lại bền chắc, thấm nước ít và rất thích hợp làm túi đựng. Cùng Độc Shop tìm hiểu về bài viết chất liệu vải canvas này nhé !
Vải canvas là gì
Vải Canvas đã hình thành từ rất lâu, được bắt nguồn từ “cannabis” trong tiếng Ả – rập. Theo tiếng Latinh được hiểu là cây gai dầu. Ở những giai đoạn đầu, loại cây này là nguyên liệu chính dùng để dệt nên vải Canvas.
Nhờ vào các đặc tính cơ bản như chắc, bền, chống thấm nước,… nên ngay từ lúc mới ra đời, loại vải này đã mang tính ứng dụng rất cao. Thời nay, công nghệ hóa phát triển nên việc dệt vải trở nên nhanh hơn và ngày càng đa dạng vật liệu hơn trước.
Vải canvas hay còn gọi là vải bạt, được dệt cùng các nguyên liệu như lanh, bông, cotton hay sợi tổng hợp…Sự kết hợp này nhằm làm tăng độ bền, khả năng chống thấm nước cho vải.
Vì thế mà chúng hơn hẳn một số loại vải thông thường khác và được ứng dụng nhiều trong sản xuất túi xách, balo, giày dép, đồ nội thất,…
Người ta có thể làm nhiều màu vải canvas khác nhau như vải canvas vintage, vải canvas trắng,…Tùy vào mục đích và nhu cầu sử dụng mà người sử dụng nên chọn loại vải phù hợp.
Chất liệu vải thô và dày nhưng có độ bền cao
Nguồn gốc xuất xứ và lịch sử ra đời của vải canvas
Vải canvas xuất hiện từ 3000 năm trước Công Nguyên. Ban đầu, vải canvas được sản xuất bởi người Trung Quốc, thông qua quá trình kéo xơ từ cây gai dầu thành sợi vải, sau đó dùng sợi vải này dệt trơn tạo thành từng tấm vải. Loại vải này được sử dụng để sản xuất dây thừng hay làm bao chứa vật liệu…
Vào thế kỉ thứ VIII sau Công Nguyên, vải canvas bắt đầu du nhập vào Châu Âu. Vào thời điểm đó, Người Saracens và người Moors thực hiện các cuộc giao thương làm ăn buôn bán với Châu Âu, cụ thể là Tây Ban Nha và miền Nam nước Ý. Một trong số những mặt hàng được giao dịch nhiều nhất đó là vải canvas.
Đến thế kỷ XIV và thế kỷ XV, tại Barcelona và Venice, vải canvas không chỉ được dệt từ sợi cây gai dầu mà còn được dệt từ vải bông những vẫn sử dụng kỹ thuật dệt của vải canvas.
Lúc này, vải canvas được sử dụng để làm buồm trên những con thuyền thương lái và làm vải để bọc cánh của những chiếc cối xay gió.
Với độ bền cao, khả năng đón gió tốt, vải canvas ngày càng được sử dụng để làm buồm nhiều hơn, cùng người Châu Âu đi chinh phục khắp thế giới.
Tuy nhiên, vải canvas hiện đại đã không còn nguyên bản như xưa. Vải không được làm 100% từ sợi cây gai dầu nữa mà được pha trộn nhiều loại sợi khác để tăng độ bền cho vải, đồng thời giảm giá thành.
Đặc tính của vải canvas
Đặc tính của sợi gai dầu là khi dệt lại với nhau sẽ tạo nên bề mặt khá thô sơ nhưng có kết cấu bền chắc và khả năng chống thấm nước cao. Vì vậy chúng rất phù hợp để làm buồm, bạt, giấy vẽ tranh sơn dầu…
Canvas ngày nay được kết hợp với nhiều chất liệu vải khác nên tổng thể các loại vải tích hợp được những điểm mạnh của chúng. Với sự kết hợp cùng những chất liệu mới, vải canvas có những đặc tính cơ bản dưới đây:
- Độ bền chắc cao
Vải canvas thường được dệt theo chiều ngang với độ khít điều chỉnh tùy ý nên chúng nổi tiếng bởi độ bền chắc tuyệt đối. Ngay cả khi vải được kết hợp với loại sợi khác thì độ bền của chúng vẫn sẽ tốt hơn so với một số loại vải như kate, cotton, jeans,…
- Khả năng chống nước
Vải canvas với 100% thành phần tự nhiên sẽ không chống nước nhiều lắm. Chúng được tăng cường thêm phương pháp chống thấm trong khi tiến hành quy trình sản xuất. Vì lý do này, vải được ứng dụng trong nhiều các sản phẩm ngoài trời như bạt, lều,…
- Giữ màu tốt
Với tính chất đan chặt của vải nên chúng có khả năng thấm hút màu và giữ màu cực tốt. Vải canvas từ màu nguyên thủy là xám, trắng ngà cho nên việc nhuộm màu rất dễ và có thể tạo ra nhiều màu sắc đẹp. Các sợi canvas khi được nhuộm màu sẽ ngấm sâu vào từng ngóc ngách và bám rất chắc.
Ưu điểm của vải canvas
- Mang đến độ bền tốt cùng với khả năng chống thấm nước nổi bật, vải canvas giúp chúng ta sử dụng hiệu quả hơn.
- Vải ít xảy ra tình trạng bay màu hay phai màu dù ở trong điều kiện môi trường khắc nghiệt như nắng nóng, mưa gió thất thường. Loại vải này có thể tỏa sáng như mới nhờ độ phai màu tối thiểu.
- Dễ kết hợp với tính hóa học nhằm tăng cường tính chất tự nhiên của vải
- Vải khá nhẹ và dễ vệ sinh khi bị bẩn
- Vải có nguồn gốc 100% từ sợi tự nhiên nên đảm bảo độ lành tính và an toàn cho người sử dụng, không gây độc hại.
- Hơn nữa, chúng có khả năng tái sử dụng nhiều lần và tự phân hủy, giúp bảo vệ môi trường mà không tốn nhiều chi phí để phân hủy rác.
- Có đa dạng các gam màu phù hợp với các tiêu chí thẩm mỹ nên được người dùng lựa chọn nhiều để ứng dụng trong đời sống, đặc biệt là trang trí không gian nhà ở.
Nhược điểm của vải canvas
- Chất liệu vải khá dày, khi giặt sẽ lâu khô hơn nhiều loại vải khác như vải lanh, lụa, cotton,…
- Vải không có khả năng đựng được những vật có tải trọng lớn hay vật sắc nhọn và cứng.
- Vải có khả năng thấm hút tốt, do đó mà tuổi thọ sản phẩm được làm từ chúng không được cao.
Quy trình sản xuất vải canvas
Vải canvas là loại vải được sản xuất qua các công đoạn tỉ mỉ và chuyên nghiệp của những người thợ làm nghề.
Kéo sợi gai dầu
Bước đầu tiên trong quy trình sản xuất vải canvas đó là kéo sợi từ nguyên liệu cây gai dầu tươi. Sau khi thu hoạch gai dầu và xử lý thật sạch, người ta cần phải xử lý ép dập để lấy sợi, kéo sợi của cây.
Xử lý ép dập giúp người thợ dễ dàng lấy được sợi xơ từ cây gai dầu. Sau đó, họ sẽ tiến hành phân loại các sợi gai dầu xơ đó. Cách phân loại sợi xơ chính là lọc ra sợi xơ dài và sợi xơ ngắn.
Sợi gai dầu dài được cuốn tròn thành từng cuộn và sử dụng để se thành sợi canvas. Sự phân loại này đã cho ra đời nhiều loại vải canvas khác nhau trong thị trường.
Dệt vải canvas
Dệt vải được xem là bước quan trọng nhất trong quy trình sản xuất vải bố canvas. Bởi bước này là thước đo để đánh giá cả quy trình làm vải của người thợ. Bước dệt vải phải đạt được hiệu quả thì sản phẩm sau khi kết thúc quy trình mới có chất lượng tốt.
Nằm trong quy luật căn bản của dệt may, vải canvas cũng được dệt đan xen và liên kết các sợi dọc và sợi ngang lại với nhau. Tuy nhiên, sợi vải canvas sẽ ưu tiên dệt ngang nhiều hơn dọc.
Cách người thợ dệt vải
Nhuộm màu vải canvas
Kết thúc 2 bước trên, người thợ sẽ tiến hành quy trình tẩy vải và nhuộm màu vải. Vải canvas sau khi được tẩy sẽ có màu trắng ngả vàng, dễ dàng lên màu. Công đoạn tẩy vải giúp chúng có thể trắng sáng và sẽ đẹp hơn.
Thông thường, khoảng thời gian nhuộm vải sẽ kéo dài 3 đến 7 ngày. Vải được nhuộm càng lâu thì càng lên màu bền, đẹp theo thời gian.
Mặt khác, hiện nay có nhiều đơn vị sản xuất loại vải này vẫn giữ lại màu sắc nguyên thủy của chúng sau công đoạn dệt vải. Họ thực hiện gia công, sản xuất sản phẩm trực tiếp mà không qua nhuộm màu, giữ lại màu sắc tự nhiên cho dòng vải canvas này.
Phân biệt các loại vải canvas
Hiện nay, trên thị trường phổ biến rất nhiều loại vải canvas dùng trong may mặc. Tùy vào các đặc tính riêng mà mỗi loại sẽ được chọn để sử dụng cho các mục đích khác nhau.
Vải canvas cotton
Vải Canvas cotton hay còn được gọi là vải canvas bông. Vải Canvas cotton là loại vải canvas phổ biến nhất hiện nay. Nó được dệt từ 2 loại sợi đó là sợi cây gai dầu và sợi bông. Vải canvas cotton được ứng dụng vào ngành thời trang để sản xuất quần áo, trong đó bao gồm cả quần jean thời kỳ đầu.
Vải Canvas cotton
Vải canvas họa tiết
Vải canvas họa tiết là một phân loại của vải canvas. Vải canvas được in thêm họa tiết để tăng tính thẩm mỹ. Đặc điểm của vải canvas đó là rất bền màu, màu in lên sáng, đẹp. Vì vậy, ta có thể in mọi màu sắc, họa tiết lên loại vải này để làm khăn trải bàn, thảm trải phòng, tranh trang trí…
Vải canvas họa tiết
Vải canvas polyester
Khi nhắc tới những loại vải bố canvas phổ biến, bạn không thể bỏ qua loại vải được làm từ sợi tổng hợp này. Chất liệu tự nhiên cùng kết hợp với các loại sợi tổng hợp polyester và nylon sẽ tạo ra loại vải có độ bền và chống nước cao, bởi chất liệu polyester có khả năng kháng nước nổi trội.
Vải canvas polyester được sử dụng phổ biến trong việc vẽ tranh, làm biển quảng cáo ngoài trời, sản xuất túi xách chống nước. Với độ bền cao, vải thường 10 – 15 năm mới bắt đầu dấu hiệu mục rách.
Vải canvas polyester
Vải canvas thổ cẩm
Thay vì chọn những loại vải thổ cẩm dân tộc của Việt Nam thì nhiều người lại ưa chuộng vải canvas họa tiết thổ cẩm hơn. Không những có mức giá rẻ hơn mà loại vải này được dệt bằng máy có những họa tiết hoa văn tinh tế.
Chúng có nhiều ứng dụng trong đời sống như khăn treo tường thổ cẩm, chăn thổ cẩm, khăn trải bàn họa tiết canvas, khăn phủ ghế sofa thổ cẩm.
Khăn trải bàn ăn thổ cẩm cực bắt mắt
Vải canvas phủ pvc
Dòng vải này được làm từ bông, vải lanh và kết hợp với polyvinyl clorua (pvc), nhằm tăng khả năng kháng nước cũng như độ bền.
Vải canvas phủ pvc đang trở thành công cụ hữu ích cho các họa sĩ vẽ tranh sơn dầu, hay chúng được sử dụng rộng rãi trong ngành sản xuất balo, túi xách,…
Vải canvas phủ pvc
Vải canvas mềm
Nếu như bạn yêu thích sự nhẹ nhàng, đơn giản và mềm mại thì vải canvas mềm sẽ là lựa chọn lựa hoàn hảo. Chúng được sản xuất từ cây gai dầu kết hợp cùng với chất liệu bông hữu cơ.
Vì vậy, vải canvas mềm và có trọng lượng nhẹ, thường được dùng trong sản xuất những sản phẩm như áo sơ mi, quần, túi đựng thời trang. Chúng đem tới một ánh nhìn đầy tao nhã và tinh tế cho người tiêu dùng.
Vải canvas mềm
Vải canvas thô
Vải canvas thô là chất liệu vải làm hoàn toàn từ các sợi cây gai dầu. Vải canvas này khá thô sơ, dày nên có khả năng chống nước tốt và tính chống cháy ở một mức độ nhất định. Nếu không trải qua công đoạn xử lý hóa chất thì Vải canvas thô có màu xám xi măng nâu tự nhiên.
Vải canvas thô là chất liệu canvas cổ điển, mang tính ứng dụng cao cho tới ngày nay. Tuy nhiên, sự ra đời khá nhiều loại vải canvas hiện đại nên chất liệu vải này không còn được dùng nhiều như trước. Vải canvas thô được khách hàng ưa dùng làm bao bì sản phẩm vì tính chất gần gũi và thân thiện với môi trường.
Vải canvas thô
Ứng dụng của vải canvas
Sau các thông tin cơ bản về vải canvas, có lẽ ứng dụng của loại vải này là điều mà các bạn đọc quan tâm hơn cả. Chúng có rất nhiều công dụng tuyệt vời đối với đời sống của chúng ta.
Túi vải canvas đeo chéo hàn quốc
Với chất liệu mộc mạc, chất liệu vải canvas được dùng nhiều để sản xuất các loại túi vải bố, trong đó những chiếc túi đeo chéo phong cách Hàn quốc được rất nhiều bạn trẻ yêu thích. Loại túi này không chỉ chiếm được tình cảm của các chị em phụ nữ mà còn được các anh chàng lựa chọn.
Mẫu mã túi vải canvas đeo chéo đa dạng từ kiểu dáng cho đến màu sắc. Chúng còn được ghi điểm bởi độ bền cao, đặc tính chống nước tốt và khả năng chứa đồ. Do đó, túi đeo chéo dần trở thành bạn đồng hành mỗi ngày, không chỉ dùng được cho những dịp đi chơi, những hoạt động thể thao mà còn có thể mang đi học.
Túi vải canvas hàn quốc cực kỳ năng động
Vải canvas in tranh
Người ta sẽ lấy vải canvas căng lên khung gỗ với bề mặt phẳng nền, các hoạ sĩ có thể dễ dàng vẽ lên nó. Hàng nghìn tác phẩm nổi tiếng thế giới và rất nhiều trong số đó được thực hiện trên chính loại vải canvas này.
Thời nay, với công nghệ vượt trội trong ngành in ấn thì việc muốn sở hữu những bức tranh tuyệt đẹp, đầy tính nghệ thuật ngày càng dễ.
Chỉ việc chọn hình ảnh bạn thích rồi gửi cho đơn vị in ấn và chuyên về tranh canvas, họ sẽ in và đóng thành khung cho bạn. Bạn có thể dùng những bức tranh ấy để trang trí không gian của mình.
Vải canvas in tranh độc đáo và hút mắt
Ví vải canvas nam
Vải canvas còn được dùng để may món phụ kiện không thể thiếu đối với đấng mày râu đó là chiếc ví. Vải hội tụ những đặc tính nổi trội về độ bền, tính chống nước cùng đa dạng màu sắc.
Vậy nên các sản phẩm ví nam làm ra không chỉ giúp bạn bảo quản được đồ vật cá nhân một cách hiệu quả mà còn mang đến phong cách thời trang cực kỳ hiện đại.
Ví nam vải canvas góp phần tạo nên vẻ đẹp lịch thiệp cho các quý ông
Giày vải canvas nữ
Không chỉ đáp ứng được trong nhiều ngành như balo, túi xách mà vải canvas còn được dùng để may giày nhờ tính năng chống thấm nước vô cùng hiệu quả. Bề mặt của vải canvas có thể được phủ thêm một lớp PU nhằm tạo độ chống thấm vừa phải, đồng thời giúp các sợi vải có độ cứng nhất định.
Những đôi giày xinh xắn cùng độ thoải mái mà chúng mang lại sẽ giúp các cô nàng tự tin sải bước dưới phố, đi học, đi chơi,…
Giày nữ chất liệu canvas với màu sắc bắt mắt, thoải mái di chuyển
Balo vải canvas hàn quốc
Vải canvas được sử dụng để may các loại balo du lịch, balo đi học, balo đựng laptop,…cho mọi đối tượng người dùng. Balo làm từ chất liệu canvas chắc hẳn là sự lựa chọn hàng đầu đối với các tín đồ yêu thích sắm balo.
Với ưu thế chống nước tốt, độ bền chắc cao cùng với sức đàn hồi tốt nên bạn có thể yên tâm về tuổi thọ của các sản phẩm balo vải canvas.
Nhiều mẫu balo hiện nay có những cải tiến vượt trội giúp người sử dụng cảm thấy nhẹ hơn. Không chỉ có các mẫu balo họa tiết cầu kỳ mà còn có nhiều thiết kế đơn giản, bạn sẽ dễ dàng kết hợp với các món phụ kiện để tạo điểm nhấn cho riêng mình.
Balo được giới trẻ ưa chuộng, tạo điểm nhấn cho phong cách
Vải canvas may rèm
Vải canvas có kết cấu bền chắc, an toàn, không chứa chất độc hại nên cũng được ưa chuộng trong lĩnh vực trang trí nội thất, đặc biệt là rèm cửa. Rèm được làm từ vải bố không chỉ mang lại hiệu quả khi che nắng mà còn giúp không gian đẹp hơn. Những tông màu trung tính, màu nâu nhẹ sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc trang trí cho không gian của mình đấy.
Hoặc bạn có thể lựa chọn rèm vải canvas phù hợp với phong cách nội thất, từ cổ điển, sang trọng cho đến dễ thương hay đơn giản. Những chiếc rèm có họa tiết cũng sẽ tạo nên một không gian độc đáo, thể hiện con mắt tinh tế của gia chủ.
Một chiếc rèm xinh tô điểm cho không gian sống nhà bạn
Mua vải canvas ở đâu tphcm
Nếu bạn có nhu cầu muốn thiết kế các món đồ trang trí nhà ở hay những món phụ kiện thời trang thì hãy tham khảo các địa chỉ mà chúng tôi gợi ý sau đây nhé.
Unique shop
Nếu bạn là người thích thú với những bộ trang phục hay những món phụ kiện mang đậm chất vintage, Unique shop chắc chắn là một trong những địa chỉ mua sắm phù hợp nhất dành cho bạn.
Ở đây có hẳn xưởng riêng chuyên nhập vải canvas, mang đến nguồn hàng giá rẻ và hợp lý nhất cho khách hàng. Đặc biệt là dành cho những ai có nhu cầu mua sỉ thì sẽ được đảm bảo giá thành tốt nhất.
Địa chỉ: 312/1 Tôn Đản, phường 4, quận 4, TPHCM.
Sơn Tuyên Phát Canvas
Với mục đích mang tới nguồn hàng phong phú cho người tiêu dùng, STP canvas sở hữu xưởng may riêng với các loại vải canvas cao cấp. Vải được gia tăng các ưu điểm hóa học nhằm nâng cao độ bền nhất định cho sản phẩm.
Đây cũng là xưởng chuyên sản xuất và cung cấp nguồn hàng với số lượng lớn, giá thành cực kỳ phải chăng và nhiều ưu đãi. Bạn có thể đặt in vải canvas tại xưởng với những mẫu mã họa tiết hoa văn theo ý thích hoặc những mẫu đã có sẵn tại xưởng. Nếu như chưa biết mua vải canvas ở đâu thì hãy ghé qua cửa hàng này nhé.
Địa chỉ: 157/1a, Tô Ký, Ấp Tam Đông 1, Xã Thới Tam Thôn, Hóc Môn, TPHCM.
Cổ & Cũ store
Shop có nhiều năm kinh nghiệm với những sản phẩm theo hướng châu Âu vintage. Vì vậy mà vải canvas ở đây thu hút được nhiều khách hàng bởi sự độc lạ và phong cách mới mẻ. Với đa dạng các họa tiết và mẫu mã, vải tại Cổ & Cũ được rất nhiều nhà hàng, khách hàng, homestay, quán cafe lựa chọn.
Địa chỉ: 26/16 Nguyễn Bỉnh Khiêm, P. Đa Kao, Quận 1, TPHCM
Cách giặt và bảo quản vải canvas
Vải canvas vô cùng bền bỉ và dễ làm sạch, có thể sử dụng trong thời gian rất dài mà không lo bị hỏng. Tuy nhiên, việc bảo quản và làm sạch vải đúng cách sẽ giúp nâng cao tuổi thọ vải, đặc biệt là giữ hình ảnh và màu sắc trên những tấm vải canvas họa tiết.
Cách giặt vải canvas
Nếu tấm vải canvas mà bạn đang sử dụng bị bẩn, đầu tiên hãy sử dụng một miếng bọt biển có thấm nước, lau nhẹ nhàng trên bề mặt vết bẩn. Lưu ý chỉ nên lau tại vị trí vết bẩn, không nên lau ở những nơi vải không bị bẩn để tránh vết bẩn bị loang to hơn.
Nếu vết bẩn đơn giản, có thể loại bỏ bằng cách này và sau đó bạn hãy phơi tấm vải ở nơi khô thoáng để vải khô.
Với những vết bẩn cứng đầu, hãy làm sạch vải theo cách sau:
– Bạn đem tấm vải hay vật dụng làm từ vải canvas ngâm với nước lạnh để vải mềm ra
– Pha xà phòng loãng với nước sạch.
– Tiếp tục ngâm trong chậu nước xà phòng vừa pha loãng khoảng 5 phút. Chất tẩy rửa trong xà phòng sẽ làm mềm và đánh bay các vết bẩn.
– Lấy đồ ra, vò nhẹ nhàng dưới vòi nước.
– Sau khi giặt xong không nên vắt mà hãy phơi món đồ ở nơi có mặt phẳng cứng và chờ nó khô tự nhiên.
Cách bảo quản vải canvas
Vải canvas có một phần là vải tự nhiên nên độ bền của chúng rất cao. Bạn càng ít giặt thì chúng càng bền. Vì vậy, hãy cẩn thận khi sử dụng những đồ vật làm từ vải canvas, nếu chúng bị bẩn thì hãy thử phương pháp giặt khô trước khi giặt với nước hay các loại hóa chất khác.
Giá vải canvas bao nhiêu tiền ?
Vải canvas hiện nay có giá thành khá rẻ so với các loại vải khác trên thị trường. Vì vậy, bạn có thể dễ dàng mua vải canvas về để trang trí hay tự may thành những chiếc túi đi chợ… Tuy nhiên, giữa các loại vải canvas khác nhau thì giá cũng sẽ có sự chênh lệch:
– Vải canvas trắng khổ 1.4m giá chỉ từ 40.000đ
– Vải canvas màu có giá khoảng 50 đến 60.000đ một tấm khổ 1.4m.
– Vải canvas họa tiết có giá từ 60 đến 80.000đ/một tấm vải khổ 1.4m.
Vải canvas và vải bố có giống nhau?
Vải bố là một tên gọi khác của vải canvas. Bạn có thể dễ dàng nhận biết được loại vải này. Chất vải khi nhìn và khi sờ tay vào sẽ thấy rất thô và cứng, không mềm mại như các loại vải thông thường. Bạn có thể bắt gặp các sản phẩm được làm từ vải bố hay vải canvas như các đôi giày, tranh treo tường trang trí, bọc ghế sofa…
Các câu hỏi thường gặp về vải canvas
Vải canvas tiếng anh là gì
Canvas là một từ ngữ chuyên ngành nằm trong từ điển tiếng Anh, nó mang các ý nghĩa khác nhau tùy thuộc vào một số lĩnh vực. Trong đó, canvas được hiểu để nói về vải bố làm tranh sơn dầu, vải bố dùng làm bạt, lều, buồm,…
Xét trong lĩnh vực thời trang, khi nhắc tới canvas thì người ta lại nghĩ ngay đến một chất liệu mang tính ứng dụng cao đó chính là vải bố.
Vải canvas có chống nước không
Với các đặc tính đã được trình bày ở trên thì vải canvas hoàn toàn có khả năng chống thấm nước. Ưu điểm của loại vải này là chúng dễ dàng kết hợp thêm những đặc tính hoá học để tăng cường các tính chất tự nhiên của mình.
Trong đó bao gồm cả các phương pháp làm tăng khả năng chịu nước, khả năng chống cháy chịu và kháng vi khuẩn, nấm mốc.
Vải canvas khi được xử lý kỹ lưỡng, người ta có thể bảo quản chúng hàng thập kỷ, giữ được lâu hơn nhiều so với các chất liệu vải khác. Tuy nhiên, khả năng chống nước này không thể vượt qua ưu thế của loại vải lanh được.
Balo vải canvas có bền không?
Những chiếc balo vải canvas là sản phẩm vô cùng được ưa chuộng bởi nó sở hữu mọi ưu điểm của vải canvas. Khi sử dụng balo vải canvas bạn có thể yên tâm về độ bền của nó. Khi về mặt balo dính bẩn, bạn cũng có thể dễ dàng lau sạch chúng.
Khả năng chống thấm của loại balo này cũng khá tốt, vì vậy, bạn có thể yên tâm sử dụng ngay cả khi trời có mưa nhỏ. Một số mẫu balo vải canvas được tích hợp thêm lớp màng FE để tăng cường khả năng chống thấm cho sản phẩm.
Mẫu balo này cũng có rất nhiều màu sắc và họa tiết đa dạng do ưu điểm bắt màu và bền màu của vải canvas. Giá balo vải canvas cũng tương đối rẻ. Đây là sự lựa chọn tiết kiệm mà chất lượng dành cho các bạn học sinh, sinh viên.
Trên đây là những chia sẻ về đặc tính, phân loại, quy trình sản xuất cũng như các ứng dụng liên quan đến vải canvas. Hy vọng những thông tin đó cùng với các địa chỉ mua vải mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn lựa chọn được những sản phẩm phù hợp nhất.