- Vải len là gì?
- Nguồn gốc xuất xứ của vải len
- Đặc tính ưu điểm và nhược điểm của vải len
- Ưu điểm của vải len
- Vải len giữ ẩm khá tốt
- Vải len có độ bền cao và khá mềm mại
- Vải len có khả năng cách điện, chống cháy tốt
- Nhược điểm của vải len
- Vải len dễ bị bung sợi
- Vải len dễ bị hút ẩm và lâu khô khi giặt giũ
- Quy trình sản xuất của vải len
- Phân biệt các loại vải len
- Vải len gân
- Vải len dệt kim
- Vải len cotton
- Vải thun len tăm
- Vải tuytsi pha len
- Vải xô len là gì
- Vải len dạ
- Vải len pha polyester
- Vải len nhung là gì
- Vải nỉ len
Cảm ơn bạn đã ghé thăm Độc Shop. Hôm Nay, Độc sẽ gửi đến các bạn bài viết Vải len là gì? Tìm hiểu về nguồn gốc, đặc tính và ứng dụng của vải len Mong các bạn có những kiến thức thú vị về thời trang nhé.
Các sản phẩm làm từ vải len từ lâu đã không còn xa lạ với chúng ta. Đây là loại vải được ưa chuộng vào mùa đông bởi khả năng giữ ấm tốt, độ bền cao, chịu nhiệt, cách điện tốt và khó cháy. Cùng Độc Shop tìm hiểu về chất liệu vải len nhé !
Vải len là gì?
Len là một loại vải được dệt từ các sợi được làm từ lông động vật. Các sợi len được làm chủ yếu từ lông cừu, ngoài ra còn từ lông dê, lạc đà, thỏ,… Hiện nay vải len đã được sử dụng chủ yếu để may các sản phẩm thu đông như áo len, áo khoác,… vì loại vải này có khả năng giữ ấm rất tốt.
Nguồn gốc xuất xứ của vải len
Các sợi lông cừu được người ta quay lại với nhau tạo nên sợi len hoặc bện lại thành một liên kết sợi. Những con cừu sau khi được thuần hóa và nuôi dưỡng sẽ được lấy lông để làm thành sợi len.
Nhiều nhà khoa học cho rằng len được các nhà khoa học cho rằng có từ đồ đá khi mà con người biết dùng lông để giữ ấm. Những năm 4000 TCN quần áo len đã được người Babylon sử dụng tuy nhiên sợi len còn khá thô sơ.
Hiện nay len đã trở thành mặt hàng phổ biến trên thế giới. Với ước tính khoảng 1 tỷ con cừu Úc hiện đang là quốc gia đứng đầu về cung cấp lông cừu sản xuất len, theo sau đó là Argentine, Hoa Kỳ và New Zealand.
Đặc tính ưu điểm và nhược điểm của vải len
Chất lượng của vải len được xác định bằng đường kính sợi, quá trình uốn, năng suất, màu sắc, và độ bền. Căn cứ vào chất lượng của vải len có thể đưa ra các mức giá khác nhau. Cũng giống như các loại vải khác, vải len cũng có những ưu, nhược điểm riêng.
Ưu điểm của vải len
Không thể phủ nhận đây là loại vải có rất nhiều ưu điểm đối với người dùng.
-
Vải len giữ ẩm khá tốt
Đây là đặc điểm nổi bật của loại vải này. Không khí khi tiếp xúc với sợi len sẽ được giữ lại điều này giảm thiểu việc tiếp xúc với cơ thể và môi trường bên ngoài, điều này giúp giữ ấm cơ thể.
-
Vải len có độ bền cao và khá mềm mại
Được làm từ lông cừu nên vải len có độ bền rất cao, ít bị hao mòn khi chịu tác động từ bên ngoài. Do đó sản phẩm từ vải len có thể giặt nhiều lần mà vẫn giữ được form.
Vải len mềm mịn đem lại cảm giác dễ chịu cho người mặc
Các sản phẩm may mặc từ vải len rất mềm mại, ít nhăn, không bị cọ sát vào người quá nhiều khi mặc đem lại cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người mặc.
-
Vải len có khả năng cách điện, chống cháy tốt
Khác với nhiều dòng vải khác, vải len có khả năng cách điện, chống cháy tốt tùy vào từng loại len khác nhau. Đặc biệt đối với các dòng len cao cấp có thể làm lửa cháy chậm, thậm chí là tắt hẳn khi lấy ra khỏi lửa.
Nhược điểm của vải len
Loại vải này cũng có một vài nhược điểm mà chúng ta nên biết.
-
Vải len dễ bị bung sợi
Có thể nói đây là một nhược điểm lớn nhất của vải len. Các liên kết giữa các sợi len khá rời rạc do có sợi có kích thước khá to. Khi một sợi len hỏng có thể khiến các sợi khác liền kề bị bung theo đặc biệt đối với len đan thủ công bằng tay.
Len đan thủ công dễ bị bung sợi hơn các loại len khác
Vải len dễ bị hút ẩm và lâu khô khi giặt giũ
Len là loại vải dễ thấm nước, khi ngấm nước trong lượng của vải len tăng lên đáng kể nên gây khó khăn cho việc giặt hĩu và phơi khô. Bảo quản trong thời gian lâu rất dễ ám mùi ẩm mốc.
Quy trình sản xuất của vải len
Vải len được dệt từ sợi lông của động vật. Sợi len có thể được làm từ lông cừu, lông lạc đà, lông thỏ hoặc dê. Để sản xuất ra vải len cần xử lý len sau khi thu hoạch sau đó đun và chải sợi len.
Thu hoạch lông cừu để làm vải len
Bước đầu tiên của sản xuất vải len là thu hoạch lông cừu, lạc đà hoặc thỏ ( thường có lẫn cả lông, da và tạp chất như cát, vỏ cây, bã nhờn, mỡ ). Sau khi thu hoạch, các nguyên liệu xơ này sẽ được đem đi làm sạch để loại bỏ chất bẩn bám trên lông. Để làm sạch và mềm, lông động vật sẽ được đun nhiều giờ đồng hồ trong dung dịch có chứa các chất xà phòng, có tính kiềm.
Sau khi được nấu qua dung dịch xà phòng và kiềm đến độ mềm nhất định sợi len sẽ được đem đi phơi khô. Sau khi khô, sợi sẽ được đem ra chế biến thành những tấm vải. Công đoạn này có thể dùng theo 2 cách chải thô hoặc chải kỹ.
Phân biệt các loại vải len
Vải len được phân loại tùy vào chất lượng ta có những dòng len từ phổ thông cho đến cao cấp. Trên thị trường hiện nay có một số loại vải len được sử dụng phổ biến với những đặc điểm riêng của từng loại.
Tên loại vải len |
Điểm khác biệt |
Vải len gân
|
|
Vải len dệt kimVải len dệt kim mềm và thoáng khí |
|
Vải len cottonVải len cotton gân trắng mỏng |
|
Vải thun len tăm |
|
Vải tuytsi pha lenĐược dùng để may các bộ vest |
|
Vải xô len là gìVải xô len tạo cảm giác bồng bềnh cho trang phục |
|
Vải len dạVải len dạ có lớp lông tơ mỏng trên bề mặt |
|
Vải len pha polyester
|
|
Vải len nhung là gìQuần được làm từ len nhung |
|
Vải nỉ lenVải nỉ len sử dụng được cả hai mặt |
|
Bạn đang xem bài viết Vải len là gì? Tìm hiểu về nguồn gốc, đặc tính và ứng dụng của vải len Mong rằng với những thông tin thú vị mà Độc Shop cung cấp sẽ giúp ích cho bạn để mặc đẹp hơn, thể hiện phong cách riêng của mình nhé. Chúc các bạn thành công.