Cảm ơn bạn đã ghé thăm Độc Shop. Hôm Nay, Độc sẽ gửi đến các bạn bài viết Vải lụa là gì ? Từ A – Z tổng quan về chất liệu vải lụa, các loại vải lụa Mong các bạn có những kiến thức thú vị về thời trang nhé.
Vải lụa là một trong những chất liệu vải cao cấp nhưng không quá xa lạ với mọi người hiện nay. Đây là một chất liệu có nhiều đặc điểm nổi bật và được ứng dụng nhiều trong ngành sản xuất thời trang may mặc hoặc trong các đồ dùng nội thất, căn ga gối đệm,…
Vậy vải lụa là gì, chúng có đặc điểm gì mà lại được yêu thích như vậy. Hãy cùng Độc Shop tìm hiểu về chất liệu vải cao cấp này nhé.
Vải lụa là gì ?
Vải lụa là một chất liệu vải có bề mặt mỏng, mịn, được dệt từ một loại tơ và loại tơ tốt nhất để tạo ra vải lụa là tơ tằm. Người nuôi tằm sẽ xe các sợi tơ mềm mỏng để đan, dệt thành lụa.
Đây cũng là một loại hình nghề đã xuất hiện từ rất lâu đời. Từ đó,vải lụa trở thành chất liệu vải đắt tiền chỉ dành cho giới thượng lưu trong xã hội khi đó.
Vải lụa có tên tiếng Anh là “Silk Fabric”. Silk là loại vải lụa tơ tằm cao cấp, rất mỏng, nhẹ, mịn màng và được dệt từ những sợi tơ kén của bướm, tằm,…
Vải lụa là một trong những chất liệu vải cao cấp được ưa chuộng nhất hiện nay. Chúng có nguồn gốc lịch sử lâu đời, tạo cảm giác mềm mại và thanh lịch cho người sử dụng.
Đánh giá chất lượng của các sợi tơ tằm sẽ phụ thuộc rất lớn vào loại lá dùng để nuôi tằm. Hiện nay các loại tơ tằm tự nhiên để sản xuất ra vải lụa thường có tơ tằm dâu, tơ tằm sồi, tơ tằm lạc và tơ tằm lá sắn. Trong số những loại tơ tằm này, tơ tằm dâu được sử dụng phổ biến và ưa chuộng nhất trên thế giới.
Vải lụa
Nguồn gốc của vải lụa
Nguồn gốc của vải lụa được xuất hiện đầu tiên tại Trung Quốc, ngành nghề đã có từ rất lâu vào khoảng từ 6000 năm trước công nguyên. Đây là chất liệu vải mà các tầng lớp vua chúa, tầng lớp quý tộc sử dụng hoặc được dùng làm vật phẩm biếu tặng, cống nạp ở thời điểm đó.
Nhưng hiện nay, vải lụa đã trở nên phổ biến và thịnh hành, chúng được mọi tầng lớp xã hội sử dụng để tạo thành các bộ trang phục đời thường. Nổi tiếng nhất của Trung Quốc là thương hiệu vải lụa Hàn Châu và vải lụa Quảng Châu.
Đối với thị trường Việt Nam, vải lụa xuất hiện từ đời vua Hùng thứ 6. Bởi ở thời điểm này, tại huyện Ba Vì ngành chăn tằm, ươm tơ đã xuất hiện Vời bề dày truyền thống lâu đời trong việc phát triển ngành dệt lụa, cho tới hiện nay, các làng nghề sản xuất lụa truyền thống của Việt Nam vẫn được bảo tồn nguyên vẹn và phát triển.
Nổi bật nhất trong số làng nghề truyền thống tại Việt Nam là vải lụa Hà Đông, đây là làng nghề phát triển vải lụa đã vô cùng quen thuộc với nhiều mẫu mã và hoa văn tinh xảo. Những sản phẩm của các làng nghề truyền thống này đã đưa loại lụa này trở thành sản phẩm nổi tiếng trên thị trường Việt Nam
Quy trình sản xuất vải lụa
Để sản xuất vải lụa tơ tằm chất lượng cao, người thợ cần trải qua quá trình sản xuất vô cùng nghiêm ngặt. Nuôi tằm là quá trình đòi hỏi sự tỉ mỉ, công phu của người làm nghề nuôi tằm và dệt vải mới mang được những thước lụa mềm mại, quyến rũ. Dưới đây là các bước sản xuất vải lụa tơ tằm thường được thực hiện để làm ra chất liệu vải này:
Chăn tằm
Trong một năm, thời gian thích hợp nhất để người thợ có thể chăn tằm là vào mùa xuân và mùa thu. Bởi thời tiết và khí hậu của 2 mùa này tương đối mát mẻ, thuận lợi cho tằm phát triển tốt nhất. Từ thời điểm tằm nở đến thời điểm tằm nhả tơ làm kén được thực hiện trong khoảng 25 ngày với 4 lần lột xác và được chia thành 5 độ tuổi khác nhau.
Thức ăn chính của tằm là lá dâu và lá dâu tằm thường được trồng ở những vùng đất sạch, không bị phèn chua ô nhiễm nguồn nước. Tằm ăn suốt ngày đêm, sau khoảng 3 lần tằm phát triển đến kích thước tối đa thì tằm bò đến nơi thích hợp để nhả tơ và tạo kén.
Quá trình nuôi tằm của người thợ
Nhả kén
Những con tằm sẽ được chọn lọc, đến khi tằm chín sẽ được bắt lên né để làm tằm nhả tơ. Né là những chiếc khung được làm từ thân cây dây gồm 5 lớp khác nhau. Các thân cây này được xếp tạo thành các ô hình chữ nhật thông thoáng.
Tằm sẽ nhả tơ từ ngoài vào trong, đầu tiên là tằm sẽ nhả vài vòng tơ thô bao bọc bên ngoài để định hình tổ kén, vòng ngoài này được gọi là áo kén. Trong 4 ngày tiếp theo, tằm sẽ xoay cơ thể mình theo chuyển động hình số 8 trong khoảng 300 ngàn lần liên tục để nhả ra sợi tơ dài gần 1km, sợi tơ này được quấn quanh và tạo thành kén.
Về cơ bản, tơ là một loại sợi protein dạng lỏng, nhớt và trong suốt, chúng được tiết ra từ tuyến nước bọt của tằm, khi chất lỏng này tiếp xúc với không khí, chúng sẽ đông cứng lại và tạo thành sợi tơ. Đồng thời, khi nhả tơ, tằm cũng tiết ra một loại chất lỏng khác gọi là sericin, đây là một loại keo dùng để dính chặt hai nhánh tơ mảnh với nhau để tạo thành một tơ.
Sau khi nhả hết tơ, tằm bị kiệt sức nằm yên trong kén và biến thành nhộng, lúc này người thợ có thể bắt đầu gỡ kén để mang đi ươm tơ.
Tằm lên né, nhả tơ và tạo kén
Ươm tơ
Sau khi tằm lên né được khoảng 1 tuần là khoảng thời gian thích hợp để bắt đầu ươm tơ. Tơ phải được ươm hết trong vòng 5 ngày nếu không nhộng tằm sẽ biến thành ngài và chúng sẽ cắn lớp vỏ kén chui ra. Khi đó, sợi tơ sẽ bị đứt như vậy sợi tơ khi dệt sẽ không còn mịn và chất lượng tốt như sợi tơ được kéo còn nguyên vẹn.
Để ươm tơ thì đầu tiên người thợ cần thả kén vào nước sôi và đảo đều để kén mềm và bong đi vòng tơ thô bao bọc bên ngoài. Sau đó, người thợ phải tìm được mối gốc của tơ để rút ra và chập 10 sợi tơ lại thành 1 sợi và quấn quanh nhánh tơ chuyên dụng. Sợi tơ sau khi kéo được gọi là tơ thô.
Ươm tơ để tạo thành sợi tơ thô
Dệt vải lụa
Từ sợi tơ tằm đã được ươm, người thợ bắt đầu quy trình dệt vải lụa. Tùy vào chất lượng tơ, cách xoắn sợi mà người ta cho các loại tơ với chất lượng khác nhau. Tuỳ vào số lượng sợi tơ xe mà vải lụa dày mỏng tạo nên nhiều loại vải lụa tơ tằm phong phú với độ mỏng, dày, rủ trong, mềm, cứng, óng ánh khác nhau.
Theo kiểu dệt cổ truyền Việt Nam, cách pha trộn các loại sợi dọc, ngang đã tạo thành các loại tơ tằm khác nhau: vải lụa la tinh, vải lụa tuyết, vải lụa cotton, vải lụa latin, vải lụa tổng hợp,…
Công đoạn dệt lụa tơ tằm tại các làng nghề truyền thống vải lụa Việt Nam hiện nay đều được thực hiện bằng phương pháp thủ công, trên các máy, dụng cụ dệt thô sơ, đòi hỏi người thợ dệt phải thật tỉ mỉ, chịu khó và có nhiều kinh nghiệm dày dặn để tạo ra những tấm lụa tốt nhất, đẹp nhất.
Từ sợi tơ tằm đã ươm để bắt đầu quy trình dệt vải lụa
Nhuộm màu vải lụa
Màu sắc nguyên chất, cơ bản nhất của vải lụa cao cấp là vải lụa trắng ngà và vẫn còn thô cứng vì còn keo sericin từ tằm nhả ra. Để làm sạch lớp keo này, người thợ cần ngâm lụa đã được dệt trong nước nóng, công đoạn này được gọi là truội tơ.
Trước đây, các làng nghề thường nhuộm vải lụa bằng các nguyên liệu từ thiên nhiên như vỏ cây, lá cây hoặc các loại củ như củ nâu,.. để tạo ra các màu sắc cơ bản như vải lụa xanh, vải lụa đen,… Ngày nay, với kỹ thuật nhuộm và màu nhuộm công nghiệp hiện đại, người thợ có thể mang lại nhiều màu sắc đa dạng, sắc nét và rực rỡ hơn như vải lụa đỏ, vải lụa vàng,…
Phơi và nhuộm vải lụa truyền thống
Đặc tính của vải lụa
Vải lụa được xem là một trong những loại vải xuất phát từ tự nhiên bền bỉ nhất hiện nay. Vì vậy, chúng mang trong mình nhiều đặc điểm nổi bật gồm cả ưu và nhược điểm. Cụ thể:
Ưu điểm của vải lụa
Vải lụa có rất nhiều ưu điểm nổi bật, mang tới sự tiện lợi cho người sử dụng như:
- Vải lụa có đặc điểm nhẹ, bền và khả năng cách nhiệt tốt. Do đó, trang phục được làm từ vải lụa tơ tằm rất mềm, mịn màng mang lại cảm giác sang trong khi sử dụng.
- Vải lụa có khả năng hút ẩm và thấm hút mồ hôi cực tốt. Vì vậy, bạn rất an tâm khi sử dụng vải lụa, đảm bảo tốt nhất cho sự hoạt động bình thường của da.
- Vải lụa an toàn cho da, hạn chế khả năng dị ứng như những loại vải nhuộm hóa chất hoặc các loại vải thô khác
- Vải lụa có nguồn gốc được làm từ nguyên liệu tự nhiên nên rất an toàn cho sức khỏe của người sử dụng và bảo đảm môi trường.
Nhược điểm của vải lụa
Ngoài những ưu điểm nổi bật trên, vải lụa còn tồn tại một số nhược điểm sau:
- Vải lụa dễ bị côn trùng, mọt cắn
- Dễ bị ố vàng bởi mồ hôi hoặc mốc do độ ẩm
- Vì đây là chất liệu tự nhiên nên khá khó nhuộm màu sắc mong muốn
- Vải lụa có độ đàn hồi không tốt như những chất liệu vải khác
- Bảo quản vải lụa khá phức tạp, tỉ mỉ, cẩn thận và giá thành cao.
Phân biệt các loại vải lụa
Nhờ công nghệ dệt vải khác nhau, cách pha trộn với các tỷ lệ khác nhau mà người ta có thể sản xuất ra nhiều loại vải cao cấp khác nhau. Đối với vải lụa, các loại vải phổ biến hiện nay như: vải lụa tơ tằm, vải lụa xước, vải lụa giấy, vải lụa cát hàn, vải lụa voan,…
Vải lụa tơ tằm
Vải lụa tơ tằm cao cấp là chất liệu vải được người dùng ưa chuộng nhất và sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Đây là chất liệu vải được dệt hoàn toàn bằng phương pháp thủ công với kỹ thuật tinh xảo, màu sắc trăng ngà tự nhiên. Điều đặc biệt của nó là vải lụa hoa nhí có độ bền cao và mặc rất thoáng mát.
Địa chỉ nổi tiếng để mua vải lụa tơ tằm ở đâu? Loại vải này được sản xuất và bán uy tín tại làng nghề vải lụa Vạn Phúc- Hà Đông- Hà Nội, mua vải lụa tơ tằm với giá khoảng 120.000 đồng- 450.000 đồng/ m tuỳ thuộc vào khổ, độ dày mỏng của vải.
Vải lụa tơ tằm được người dùng ưa chuộng và sử dụng rộng rãi
Vải lụa nến
Vải lụa nến là một loại lụa nhân tạo được dệt từ sợi polyester và viscose mang tới sự mềm mịn và bóng sáng như nến, vì vậy loại vải này có khả năng giữ form cao, vải lụa không nhăn và bền màu.
Đây là loại vải lụa mềm mịn, tự nhiên và có khả năng thấm hút tốt mang tới sự thoáng mát rất dễ chịu khi mặc, do đó đây là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho thời tiết màu hè nóng nực.
Vải lụa nến thích hợp sử dụng cho mùa hè nóng nực
Vải lụa ngọc trai
Vải lụa ngọc trai là gì? Vải lụa ngọc trai là loại chất liệu vải mềm mịn với ánh bóng trơn sáng trên bề mặt lụa. Với chi tiết này nó làm người nhìn như thấy những viên ngọc trai sáng lấp lánh. Lụa ngọc trai chính là một trong những loại lụa đáng giá tựa như ngọc trai dưới đáy biển sâu. Vậy vải lụa bao nhiêu 1 mét? Với vải lụa ngọc trai khổ 1.5m có giá khoảng 150.000 đồng/m
Vải lụa ngọc trai như những viên ngọc trai ngoài biển sâu
Vải lụa xốp
Vải lục xốp là chất liệu đặc biệt được yêu thích dùng để may áo dài bởi chất liệu vải lụa may áo dài mềm mại, thiết tha. Chất liệu lụa mỏng nhưng vẫn rất đứng dáng khi lên áo dài tôn lên sự quyến rũ cho người mặc. Tuy nhiên, đây là chất liệu vải khá kén người dùng bởi người dùng phải biết cách bảo quản để vải được bền đẹp.
Vải lụa xốp được yêu thích hiện nay
Vải lụa pháp
Vải lụa pháp là gì? Vải lụa vân pháp hay còn gọi là vải lụa latin, đây là loại vải chuyển nhiệt mới nổi trong thời gian gần dây và thường được dùng để làm vải áo dài. Vải lụa pháp may áo dài thừa hưởng tất cả những ưu điểm của vải lụa truyền thống từ sự mềm mịn, độ rủ, đến độ bóng đẹp, mượt mà của vải lụa.
Một ưu điểm không thể bỏ qua của vải lụa latin là trọng lượng nhẹ nên chất liệu vải này mang tới cảm giác mát mẻ cho người mặc vào những ngày hè nóng bức. Bên cạnh đó, lụa latin còn mang tới khả năng không tích điện vào mùa đông như các loại vải khác nên thời trang lụa latin có thể sử dụng quanh năm.
Vải lụa latin cao cấp để may áo dài, đầm
Vải lụa satin cao cấp
Vải lụa satin được làm từ tơ tằm tự nhiên cao cấp và bởi những bàn tay có kỹ thuật tay nghề cao. Chúng được áp dụng kỹ thuật dệt vân đoạn tạo ra sự đan kết chặt chẽ giữ những sợi ngang và sợi dọc. Để tạo ra vải lụa satin, các sơi tơ dệt được làm theo quy luật sợi ngang sẽ được đan xuống dưới, sau đó lại đè lên trên sợi ngang ít nhất 2 sợi dọc và tiếp tục như vậy.
Lụa satin có các sợi ngang song song với nhau nhiều hơn các sợi dọc mang lại độ bóng mịn đẹp hơn những loại lụa khác cùng độ bền vượt trội hơn. Vải lụa satin hoạ tiết có tính thẩm mỹ cao với bề mặt bóng mượt và độ rũ cao. Đây là chất liệu vải đông ấm, hè mát lại rất bền, lên màu chuẩn, tươi sáng và lâu phai màu.
Vải lụa satin có độ bóng mịn đẹp cùng với độ bền vượt trội
Ứng dụng của vải lụa
Từ những ưu điểm nổi bật của vải lụa kết hợp cùng nhiều loại vải lụa khác nhau, vì vậy chúng được sử dụng cho nhiều ứng dụng khác như từ trang phục thời trang, tranh, đồ nội thất, chăn ga gối đệm,…
Vải lụa may pijama
Trong các chất liệu vải để làm pijama thì lụa là chất liệu được nhiều người lựa chọn đầu tiên bởi những ưu điểm và khá thích hợp với khí hậu ở Việt Nam. Vải lụa pijama mang tới sự an toàn, mềm mại, thoải mái khi ngủ. Bên cạnh đó, chúng còn có khả năng thấm hút mồ hôi cực tốt và tạo cảm giác thông thoáng cho người dùng.
Vải lụa may đồ bộ pijama mềm mại, độ bóng nhẹ và an toàn cho da
Vải lụa may áo sơ mi
Nhắc tới dòng sơ mi cao cấp không thể không nhắc tới chất vải lụa. Vải lụa may áo sơ mi nữ được dệt từ sợi tơ tằm tự nhiên mang tới cho người dùng cảm giác mềm mại, mượt mà và an toàn tuyệt đối cho da.
Ngoài ra, bề mặt vải lụa cũng có độ bóng nhất định, khi chạm tay vào rất mượt, khi mặc áo sẽ không bị nhăn. Vải lụa lạnh tạo cảm giác mát mẻ, thoải mái và được sử dụng phổ biến nhất hiện nay cho áo sơ mi.
May sơ mi vải lụa trơn
Vải lụa nhung may áo dài
Vải lụa nhung may áo dài mang tới sản phẩm có bề mặt mềm mại khi chạm vào. Với bề mặt lung linh, óng ánh, mềm mại rất thích hợp cho các trang phục sang trọng như may áo dài, khăn quấn,…
Vải lụa đông hưng may áo dài nổi tiếng bởi chúng khá đa dạng về hoạ tiết và màu sắc. Bên cạnh đó, chúng có trọng lượng nhẹ, tôn lên những ưu điểm vốn có của người phụ nữ nhưng cũng che được khuyết điểm về ngoại hình.
Vải lụa đẹp mang tới sự mềm mại, duyên dáng cho người phụ nữ
Vải lụa in tranh
In tranh vải lụa là dòng sản phẩm trang trí hiện đại được rất nhiều gia đình lựa chọn làm đồ trang trí cho không gian phòng khách của mình. Tranh in trên vải lụa mang tới cho không gian sự sáng tạo cùng với đó là sự đổi mới trong thiết kế nội thất.
Đặc biệt, vải lụa in hoa còn mang tới chất lượng cao và có thể sử dụng bền bỉ qua thời gian. In vải lụa satin còn làm thay đổi không gian mà không mất quá nhiều chi phí sửa chữa.
In vải lụa Hà Nội nổi tiếng mang tới sự sáng tạo cho không gian
Mua vải lụa ở đâu tphcm
Tại Tphcm, nhu cầu sử dụng các loại vải lụa ngày càng cao, vì vậy, có rất nhiều cửa hàng vải được hình thành với chất liệu vải cực tốt, giá thành cực rẻ.
Vải lụa Thái Tuấn
Vải lụa satin Thái Tuấn là một trong những nơi bán vải lụa nổi tiếng tại Sài Thành với nhiều dòng vải lụa mềm mịn và độ bền cao tuyệt hảo. Bên cạnh đó, Thái Tuấn còn là nhà cung cấp vải lụa may mặc cao cấp, chúng còn đáp ứng đầy đủ các nhu cầu thị hiếu của khách hàng trên toàn thành phố và cả ngoại thành.
Thái Tuấn là doanh nghiệp hàng đầu cung cấp vải lụa, vải áo dài ở miền Nam, đây là thương hiệu uy tín lâu đời với giá thành phù hợp với thu nhập của người dân. Và khách hàng có thể an tâm về chất lượng sản phẩm mà tiệm vải lụa Thái Tuấn cung cấp.
Giá thành vải lụa Thái Tuấn dao động vào khoảng 120.000 đồng – 420.000 đồng, tùy thuộc vào độ dày mỏng khác nhau. Đây là một trong những nơi cung cấp vải lụa trong ngành may mặc, thời trang phổ biến của thành phố.
Các thí sinh Hoa Hậu Việt Nam 2016 trong áo dài vải lụa Thái Tuấn.
Vải lụa Thượng Uyển – VietNam Silk
Vải lụa Thượng Uyển là nơi mang tới cho mọi người nhiều sản phẩm thời trang nhờ những chất lụa tơ tằm mềm mại, đậm nét tinh hoa văn hoá dân tộc. Vải lụa Thượng Uyển – VietNam Silk kết nối với các hộ nông dân trồng rau và nuôi tằm tại Lâm Đồng nhằm mang tới những sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên và chất lượng nhất.
Những sợi tơ, vải lụa được đội ngũ nghệ nhân tay nghề lâu năm, tỉ mỉ, tận tâm để đưa ra những sản phẩm lụa tơ tằm chất lượng, chất liệu xịn, thời thượng,…
Giá thành vải lụa Thượng Uyển – VietNam Silk thường dao động từ 80.000 đồng – 350.000 đồng, tuỳ thuộc và chất lượng tơ, cách xoắn sợi tơ , các loại tơ, tạo nên độ dày mỏng khác nhau. Vải lụa Thượng Uyển có đủ độ mỏng, rủ, trong, bóng mềm mại và óng ả,.. để những người yêu thích thời trang có thể thỏa sức sáng tạo những chất lựa tuyệt vời nhất.
Vải lụa Thượng Uyển – VietNam Silk
Vải lụa là chất liệu vải đẹp, là vụ khí nhẹ nhàng mang tới sự cuốn hút cho phái đẹp khi hình thành những set đồ, phụ kiện thời trang. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm những thông tin về vải lụa và hiểu được những đặc điểm và ứng dụng của chúng.