- Vải Organza là gì ?
- Nguồn gốc của vải Organza
- Quy trình sản xuất chất liệu vải Organza
- Tính chất của vải Organza
- Tính chất vật lý của vải organza
- Tính chất hóa học của vải organza
- Ưu điểm của chất vải Organza
- Vải organza Chống nhăn tốt
- Vải organza không bị biến dạng và giữ được hình dáng cơ bản
- Vải organza có độ thoáng khí cao
- Trọng lượng nhẹ
- Vải organza với nhiều màu sắc phong phú
- Nhược điểm của chất vải Organza
- Giá cao
- Vải mỏng
- Vải khá khó cắt và xử lý
- Ứng dụng của vải Organza
- Vải organza dùng trong thiết kế, trang trí
- Vải organza làm màn ngủ chống côn trùng
- May áo dài bằng vải organza
- Làm đồ handmade
- Cách bảo quản vải Organza
- Một số câu hỏi thường gặp về chất liệu Organza
- Vải Organza giá bao nhiêu?
- Vải Organza mua ở đâu?
- Vải Organza có ủi được không?
Cảm ơn bạn đã ghé thăm Độc Shop. Hôm Nay, Độc sẽ gửi đến các bạn bài viết Vải Organza là gì ? Thông tin từ A – Z về chất liệu vải Organza Mong các bạn có những kiến thức thú vị về thời trang nhé.
Vải Organza là loại vải quá quen thuộc trên thị trường ngành thời trang. Đây là loại vải đa dạng màu sắc, có thể thiết kế nhiều kiểu mẫu quần áo, trang trí theo nhiều kiểu thời thượng khác nhau. Bên cạnh đó, vải Organza được nhiều chuyên gia may mặc đánh giá khá cao và dự đoán chúng sẽ rất hot trong lĩnh vực thời trang.
Vậy loại vải này có gì đặc biệt, có ưu nhược điểm ra sao mà được đánh giá cao như vậy. Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây của Độc Shop để biết thêm những chi tiết về vải Organza nhé!
Vải Organza
Vải Organza là gì ?
Vải Organza với chất liệu vải mềm mỏng, có độ trơn nhẹ, co giãn vừa phải. Thành phần chủ yếu của chất vải là được dệt từ lụa, nhưng với sự tân tiến ngày này chất vải được cải tiến bằng các sợi như: polyester, nylon…vải thưa, cứng hơn có thể thấy xuyên thấu bên trong.
Tên vải | Organza |
Vải còn được gọi là | Organzine |
Thành phần vải | Tơ hoặc sợi tổng hợp |
Vải có thể có các biến thể HPI | 7-18 HPI |
Khả năng thoáng khí | Tốt |
Khả năng hút ẩm | Trung bình |
Khả năng giữ nhiệt | Thấp |
Khả năng co giãn | Trung bình |
Dễ bị vón cục / sủi bọt | Không có |
Quốc gia nơi vải được sản xuất đầu tiên | Turkestan |
Quốc gia sản xuất / xuất khẩu lớn nhất hiện nay | Trung Quốc |
Nhiệt độ giặt khuyến nghị | Giặt khô |
Thường được sử dụng trong | Áo dài, khăn quàng cổ, áo cánh, trang phục dạ hội, rèm cửa |
Thông tin về vải Organza
Tưởng chừng độ cứng của chất vải sẽ gây cảm giác khó chịu khi mặc, nhưng bạn sẽ không biết rằng cơ bản thành phần vải là từ 70% tơ tằm, 30% chất keo làm cho chất vải có được độ phồng, mỏng nhẹ, lên form chuẩn. Không chỉ vậy, Organza còn mang tính thẩm mỹ cao và tạo cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng đến khó tin.
Với sợi tơ sợi sống làm nên chất vải, giúp lớp vải có độ phồng nhất định và khi mặc sẽ mang lại cảm giác uy nghiêm khiến nhiều người bị chinh phục. Điều đặc biệt hơn loại vải này không phân biệt hay kén chọn bất cứ lứa tuổi nào hay một thiết kế nào, tất cả đều có thể sở hữu và làm nên vẻ đẹp cho riêng mình. Vì thế vải Organza rất được ưa chuộng và sử dụng.
Nguồn gốc của vải Organza
Vải lụa Organza được sản xuất chủ yếu ở khu vực Đông Á, nhất là ở các nước Trung Quốc, Ấn Độ, vì đây là nước có nền văn hóa sản xuất lụa từ hàng nghìn năm trước. Tơ lụa được coi là một mặt hàng có giá trị lâu đời, đã giúp cho nền thương mại hình thành và phát triển đến ngày nay.
Trong những năm gần đây, việc sản xuất lụa cũng đã bắt đầu phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng các nhà sản xuất và xuất khẩu lớn của loại vải này vẫn là Trung Quốc và Ấn Độ. Đặc biệt, sợi vải Organza chủ yếu được sản xuất bởi một số nhà máy dệt ở vùng lân cận sông Dương Tử, ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc.
Vải Organza
Một dạng sợi Organza thô hơn được sản xuất ở vùng Bangalore của Ấn Độ, sợi vải này có thể được kéo thành vải ở cùng khu vực nơi nó được sản xuất.
Tuy nhiên, phần lớn sợi Organza được xuất khẩu đến các nhà máy lớn ở Trung Quốc, Pakistan, Indonesia hoặc Bangladesh để sản xuất thành hàng may mặc. Sau đó, được phân phối và cho người tiêu dùng trên toàn thế giới.
Mặc khác, ngoài loại vải Organza lụa thì các nhà sản xuất phương Tây còn sử dụng nguyên liệu polyester và nylon để sản xuất vải Organza. Đây là một loại vải tổng hợp được sử dụng phổ biến trên thế giới. Ngày nay, các nước Châu Á cũng đã sản xuất vải Organza chủ yếu từ 2 chất liệu trên với số lượng lớn hàng năm.
Quy trình sản xuất chất liệu vải Organza
- Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Vải Organza có thể được làm từ các chất liệu khác nhau như lụa, sợi polyester, nylon… Do vậy thì người sản xuất phải chuẩn bị nguyên liệu đầu vào khác nhau.
Nếu là vải lụa thì vải chuẩn bị sợi tơ tằm. Nếu là polyester, nylon thì phải thực hiện quá trình hoá học để tạo các monomer.
Ban đầu, người ta kết hợp hai chất dime phản ứng với nhau trong môi trường nhiệt độ nằm trong khoảng 150 – 210 độ C. Sau khi phản ứng sẽ ra kết quả là monomer tiếp xúc với chất axit terephthalic, khi kích tăng thêm nhiệt độ 280 độ C sản phẩm sẽ tạo thành vải Organza.
Sau đó, chất vải sẽ bị nóng chảy và được ép thành một tấm vải dài nhất định. Các dải vải Organza sẽ được tiến hành làm mát tới khi chất vải khô giòn. Sau đó, sẽ sử dụng sự hỗ trợ của máy cát để tạo thành những sợi hạt nhỏ, để đảm bảo được độ bền của chất liệu.
Quy trình sản xuất chất liệu vải Organza
- Bước 2: Hình thành sợi vải
Sau khi đã tạo thành các sợi hạt nhỏ sẽ tiến hành đun sợi vải trong nhiệt độ cao, khoảng từ 260 – 270 độ C. Sản phẩm sẽ tạo thành dung dịch hơi sền sệt, và đặt trong thùng phun sợi và ép qua các lỗ nhỏ với các hình dạng ngũ giác, tam giác và hình tròn, hình chữ nhật, hình vuông, hình thoi..v…v…
Phụ thuộc vào đặc tính của kích cỡ sợi vải và mật độ của ổ phun sẽ tạo thành các loại sợi khác nhau. Trong chu trình tiến hành kéo sợi sẽ có tác dụng dễ dàng thêm nhiều các chất hoá học khác nhau, giúp bổ sung đặc tính chống tĩnh điện và dễ nhuộm vải Organza hơn.
Sau khi tiến hành kéo căng sợi Organza, chất vải sẽ được thay đổi về chiều dài, chiều rộng và đường kính. Đây cũng là những chu trình thực hiện giúp chất liệu vải mềm mại theo đúng ý muốn của các nhà sản xuất. Sợi vải Organza sau khi thực hiện kéo căng sẽ có chiều hướng cuốn vào ống sợi lớn hoặc ở thùng để chuyển biến sang khâu dệt và hình thành vải Organza.
- Bước 3: Dệt vải
Bước cuối cùng đó là dệt vải, vải tơ sống thường được dệt bằng tay nhằm duy trì được tính ổn định về chất lượng cho vải. Dệt bằng máy móc cũng có thể được nhưng theo nhiều sự đánh giá của các chuyên gia cho rằng chúng ít đẹp cũng như chất lượng không tốt được bằng hàng thủ công.
Tính chất của vải Organza
Tính chất vật lý của vải organza
- Chất vải mỏng nhẹ bề mặt mỏng dễ dàng nhìn xuyên thấu
- Độ co giãn kém, vải bền, hơi đơ nhẹ
- Luôn giữ được nếp vải, không bị nhăn
- Trọng lượng nhẹ
Tính chất của vải Organza
Tính chất hóa học của vải organza
- Chất liệu dễ cháy
- Độ thấm nước không cao
Ưu điểm của chất vải Organza
Bởi những đặc điểm nổi trội nên vải Organza thường được sử dụng để thiết kế, may các loại trang phục đầm, váy…những ưu điểm của Organza mà bạn không thể không biết đến như:
-
Vải organza Chống nhăn tốt
Loại vải này có khả năng chống nhăn khá tốt kể cả khi bạn gấp giữ trong thời gian lâu hoặc ngay khi giặt giũ vải vẫn giữ được nếp của nó mà không hề nhăn nheo mang lại tính thẩm mỹ cao.
Nhờ tính năng đó, khi bạn sở hữu loại vải này, bạn sẽ không mất thời gian ủi quần áo trước khi mặc. Việc hạn chế ủi quần áo giúp duy trì được độ bền của vải theo thời gian. Cũng vì thế, mà bạn có thể tiết kiệm được một khoản tiền khi chất liệu vải luôn đi cùng năm tháng mà không phải e ngại bất cứ sự hư hỏng nào.
-
Vải organza không bị biến dạng và giữ được hình dáng cơ bản
Vải sau khi đã qua một quá trình sử dụng và vệ sinh, chúng cũng sẽ không co lại hay giãn ra. Giúp ta dễ dàng thiết kế, tạo nếp và in thêu các họa tiết lên vải mà không phải sợ bị biến dạng. Chính vì vậy, loại vải này mang lại tính thẩm mỹ cao và được sử dụng rộng rãi trong may mặc, thiết kế, trang trí…
Ưu điểm của chất Organza
-
Vải organza có độ thoáng khí cao
Các sợi vải Organza được dệt với mật độ thưa có độ thoáng khí khá cao. Giúp người mặc không có cảm giác bức bí hay bị bết dính vào người khi có mồ hôi. Đây cũng chính là ưu điểm của vải để giúp những chiếc váy dù cồng kềnh nhưng vẫn giúp cho người mặc thoải mái, dễ chịu.
-
Trọng lượng nhẹ
Đây là loại vải có trọng lượng rất nhẹ nên hay được sử dụng để may các loại trang phục phức tạp. Bên cạnh đó, việc giặt ủi và vệ sinh vải cũng dễ dàng hơn.
-
Vải organza với nhiều màu sắc phong phú
Vải có rất nhiều màu sắc đa dạng. Khác với những loại vải khác, vải Organza có màu nhuộm sẽ nhạt hơn bởi các sợi vải được dệt với mật độ thưa hơn. Nhưng chính vì lý do đó, mà vải trông sang trọng và tinh tế hơn rất nhiều.
Nhược điểm của chất vải Organza
-
Giá cao
Trên thị trường, loại vải Organza có mức giá khá cao so với các loại vải khác. Nhưng nếu bạn yêu thích chất liệu này, thì không nên bỏ qua nó.
-
Vải mỏng
Ngoài ra, loại vải này khá mỏng và trong suốt nên luôn cần một lớp vải lót khi may trang phục. Đây cũng là một nhược điểm khiến người dùng đắn đo khi chọn để may trang phục.
-
Vải khá khó cắt và xử lý
Trong quá trình cắt, vải rất dễ bị trượt mạnh và lan theo các hướng khác nhau. Để cắt được loại vải này, bạn nên sử dụng nhiều thủ thuật chuyên nghiệp.
Ứng dụng của vải Organza
Vải organza dùng trong thiết kế, trang trí
Vải Organza được nhiều người biết đến và chọn dùng bởi đặc tính của chất vải mỏng, nhẹ nhàng là một lựa chọn không thể thiếu trong việc thiết kế, trang trí. Các loại đầm vải Organza rất được chị em ưa chuộng và đặc biệt là sự lựa chọn tuyệt vời trong việc may rèm cửa.
Đầm vải Organza
Vải organza làm màn ngủ chống côn trùng
Vải có thể đáp ứng toàn bộ nhu cầu nào mà bạn mong muốn bởi sự đa dạng và đặc sắc của loại vải này từ nhẹ nhàng, đơn giản cho đến thanh lịch. Đặc biệt, loại vải này nó còn công dụng chống côn trùng khi làm màn ngủ.
May áo dài bằng vải organza
Nếu bạn là một tín đồ yêu áo dài thì nhất định bạn không nên bỏ qua loại vải Organza may áo dài này bởi sự quyến rũ thanh lịch của chất vải này hơn hết sẽ mang bạn một cảm giác tự tin khi sở hữu.
Vải Organza may áo dài
Làm đồ handmade
Ngoài ra vải Organza còn được các cô nàng khéo tay làm các món đồ handmade như: cài tóc, cột tóc, vòng đeo tay…và các phụ kiện trang trí.
Cách bảo quản vải Organza
- Vải Organza có thể giặt được bằng máy, tuy nhiên bạn chọn những chế độ giặt nhẹ nhàng, nhiệt độ không nên cao hơn 40 độ.
- Khi tẩy rửa, bạn nên sử dụng các loại nước giặt có nồng độ chất tẩy thấp
- Không phơi trực tiếp dưới nắng mặt trời.
- Nơi bảo quản vải ở những nơi khô ráo, thoáng mát.
Một số câu hỏi thường gặp về chất liệu Organza
Vải Organza giá bao nhiêu?
Vải Organza được phân phối nhiều nơi trên thị trường, tuy nhiên tùy vào nơi bán sẽ có những mức giá khác nhau. Do đó, bạn nên cân nhắc và tìm mua ở cửa hàng uy tín để có thể sở hữu những thước vải chất lượng cùng mức giá cạnh tranh nhất.
Vải Organza mua ở đâu?
Hiện nay, có nhiều cửa hàng bán sỉ, lẻ vải Organza ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội,…bạn có thể tìm những cửa hàng uy tín để đặt mua hoặc đến các cửa hàng gia công quần áo để đặt may.
Tuy nhiên, nếu bạn muốn sở hữu những bộ váy, đầm được may từ chất liệu vải Organza cao cấp, sang trọng thì hãy đến ngay xưởng may Độc Shop. Tại đây, chúng tôi sẽ thiết kế những trang phục chỉ dành riêng cho bạn!
Vải Organza có ủi được không?
Vải Organza được làm từ các thành phần polyester, nylon nên có khả năng làm phẳng tự nhiên, ít bị nhăn nheo trong các hoạt động hàng ngày. Do đó, bạn có thể không cần ủi loại vải này. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể sử dụng máy ủi bình thường, nhưng lưu ý chỉ nên ủi ở nhiệt độ trung bình để tránh ảnh hưởng đến chất lượng của vải.
Trên đây là bài viết mà Độc Shop đã chia sẻ với các bạn về loại vải Organza và ứng dụng trong may mặc như thế nào với hy vọng giúp bạn hiểu hơn về nó. Bên cạnh đó, giúp bạn dễ dàng chọn mua được loại vải phù hợp với mình để sở hữu những bộ váy đầm chất lượng, sang trọng nhất!