- Vải sheer là gì?
- Nguồn gốc và lịch sử hình thành
- Ưu và nhược điểm vải sheer
- Ưu điểm của vải sheer
- Nhược điểm của vải sheer
- Phân biệt các loại vải sheer
- Vải batiste Sheer
- Vải Chiffon Sheer
- Vải Georgette Sheer
- Vải Gauze Sheer
- Vải Lace Sheer
- Vải Lawn Sheer
- Vải Cotton Sheer
- Vải Muslin Sheer
- Vải Organdie Sheer
- Vải Organza Sheer
- Vải Tulle Sheer
- Vải Voile Sheer
- Bỏ túi bí kíp mặc đồ vải sheer quyến rũ mà không gây phản cảm
- Sử dụng vải sheer cho các phần an toàn của cơ thể
- Tinh tế khi mặc đầm sheer xuyên thấu
- Bắt trend 90s với thế giới
- Xu hướng lưới thể thao
- Mix họa tiết ren cùng với vải sheer – tại sao không?
- Biến hóa với phong cách bohemian hoang dại
- Layering nhiều lớp vải sheer
- Ứng dụng của vải sheer trong cuộc sống
- Cách bảo quản và vệ sinh trang phục làm từ vải sheer
- Một số câu hỏi thường gặp
- Vải sheer là vải gì?
- Vải sheer mua ở đâu?
- Vải sheer giá bao nhiêu?
Cảm ơn bạn đã ghé thăm Độc Shop. Hôm Nay, Độc sẽ gửi đến các bạn bài viết Vải sheer là gì? Ưu nhược điểm, phân loại các loại vải sheer Mong các bạn có những kiến thức thú vị về thời trang nhé.
Với những quý cô theo đuổi phong cách quyến rũ, thanh lịch, vải sheer không còn là loại vải quá xa lạ với những thiết kế xuyên thấu đầy sexy, gợi cảm. bạn có thể biến hóa đa dạng phong cách với muôn kiểu vải sheer khác nhau.
Bài viết dưới đây Độc Shop sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về hơn 10 kiểu vải sheer được sử dụng trong thế giới thời trang cũng như cách vệ sinh, bảo quản loại vải mỏng manh này luôn ở trạng thái tốt nhất.
Vải sheer là gì?
Vải sheer là loại vải được làm bằng sợi mảnh hoặc mật độ dệt kim thấp. Có thể cảm nhận vải là một loại vải nửa trong suốt và mỏng manh. Vải sheer là loại vải được sử dụng phổ biến trong sản xuất, may mặc các sản phẩm xuyên thấu – trang phục see-through.
Những trang phục see – through tạo cho người mặc vẻ ngoài quyến rũ, gợi cảm. Những cô nàng theo đuổi phong cách sexy, cá tính rất ưa chuộng các loại trang phục làm từ vải sheer.
Một trong những điều quan trọng nhất khi mặc đồ làm từ vải sheer đó là biết cách lựa đồ lót và các item, phụ kiện đi kèm sao cho vừa đủ sexy mà không tạo cảm giác phản cảm. Bạn sẽ cảm thấy vô cùng thoải mái khi mặc trang phục sheer bởi đây là chất liệu mềm mại, nhẹ nhàng đúng nghĩa.
Các loại trang phục vải sheer
Nguồn gốc và lịch sử hình thành
Các loại vải mỏng, xuyên thấu đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử thế giới. Vào khoảng 3000 năm trước công nguyên, trong văn hóa Ấn Độ cổ đại đã xuất hiện một loại trang phục làm từ vải lụa mỏng tên là “Sari”. Đây là mảnh vải được quấn quanh cơ thể người phụ nữ được thêu họa tiết trang trí cầu kỳ.
Đến năm 146 sau công nguyên, người Hy Lạp cổ đã thiết kế nên một loại áo dài mới với tên gọi “Ionic Chiton”. Bạn có thể bắt gặp mẫu áo này trong rất nhiều tác phẩm hội họa nổi tiếng từ thời đó còn tồn tại đến ngày nay. Áo vải sheer được làm từ vải lanh dệt mỏng và có khả năng nhìn xuyên thấu, được cả nam giới và nữ giới vô cùng ưa thích.
Vào thế kỉ thứ 16, tại các nước phương Tây, trang phục thường thấy của phụ nữ là váy hàng ngày và một chiếc áo choàng. Những trang phục này được cải tiến theo thời gian. Phía dưới lớp váy hàng ngày của người phụ nữ là một lớp váy lót mỏng có tên gọi là Chemise – khởi nguồn của các loại váy ngủ ngày nay.
Tới thế kỉ thứ 19, thời trang ngày một phát triển mạnh mẽ với công thức xoay vòng bắt đầu diễn ra. Những đôi tất lụa trong suốt – đặc trưng của xu hướng Betsy – ra đời và sử dụng rộng rãi trong thời trang, được phụ nữ thời kỳ này ưa chuộng.
Đến giữa thế kỉ 20, hai loại vải tiêu biểu nhất của vải sheer là voan và organza ra đời và tạo nên một cuộc cách mạng cho trang phục dạ hội nữ giới. Những chiếc váy dạ hội làm từ chất liệu này có độ rủ nhẹ nhàng, mềm mại giúp các quý bà, quý cô trở nên thanh lịch, quý phái bội phần.
Vào thập niên 90, thể dục nhịp điệu, cải thiện vẻ đẹp hình thể trở thành xu hướng toàn thế giới. Văn hóa đại chúng Mỹ với những ngôi sao chuyên mặc đồ sexy khoe cơ thể gợi cảm của mình trên các tạp chí với các trang phục lưới, ren, vải sheer xuyên thấu trở thành xu hướng được nhiều bạn trẻ ưa thích.
Các loại trang phục see-through được đưa vào thời trang cao cấp với các bộ sưu tập thời thượng làm mưa làm gió nhiều năm liền.
Từ đó đến nay, theo chu kỳ lặp lại của vòng quay thời trang, sau một vài năm, vải sheer lại rầm rộ quay trở lại. Riêng các loại trang phục xuyên thấu này trong nhiều năm qua vẫn là lựa chọn hàng đầu với khả năng thu hút mọi ánh nhìn chiếm lĩnh phần lớn thảm đỏ các sự kiện nổi tiếng thế giới.
Ưu và nhược điểm vải sheer
Vải sheer là loại vải có khả năng khoe trọn vẻ đẹp hình thể của mình một cách gợi cảm mà không tạo cảm giác phản cảm hay lố lăng quá mức cần thiết. Bên cạnh đó, loại vải này còn sở hữu rất nhiều ưu điểm nổi bật khác như độ mịn màng, nhẹ nhàng, tạo cảm giác thoải mái cho người mặc.
Tuy nhiên, loại vải này vẫn tồn tại một số điểm yếu mà bạn cần lưu tâm như khá khó mặc, khó vệ sinh và không để bảo quản trang phục làm từ vải sheer.
Ưu điểm của vải sheer
-
Vẻ đẹp quyến rũ, gợi cảm: vải sheer gần như có thể nhìn xuyên thấu hoàn toàn nên có thể tạo nên những trang phục sexy đầy thu hút.
-
Trọng lượng rất nhẹ: có thể nói vải sheer là một trong những loại vải có trọng lượng nhẹ nhất thế giới vải. Bạn sẽ cảm thấy vô cùng thoải mái, nhẹ nhàng khi diện các trang phục làm từ vải sheer.
-
Tạo độ bồng bềnh tự nhiên: đây là lý do quan trọng nhất khiến cho vải sheer được sử dụng nhiều trong các trang phục dạ hội, các loại váy áo cách điệu của phái nữ. Loại vải này sẽ tạo cảm giác nữ tính, xinh xắn tuyệt đối cho các bạn nữ cho những sự kiện quan trọng.
Vải sheer
Nhược điểm của vải sheer
-
Khá khó phối đồ: chỉ cần sơ sẩy và không để ý một chút là bạn có thể để lộ những bộ phận nhạy cảm của cơ thể khi mặc trang phục vải sheer. Đó cũng là lý do bạn nên mặc thử và lựa chọn những sản phẩm quần áo vải sheer phù hợp với dáng hình cơ thể.
-
Gây mất tự tin nếu như chưa quen: khi mới mặc những trang phục vải sheer, nhiều bạn nữ vẫn thường lo lắng khi vận động bởi sợ rằng cử động của mình sẽ gây ra những tai nạn đáng tiếc.
-
Khá khó vệ sinh, bảo quản: vì là loại vải mỏng manh, dễ bị tổn thương trong quá tình tiếp xúc hóa chất và áp lực cao nên vải sheer cần đến quá trình vệ sinh và bảo quản riêng để tránh làm hỏng trang phục.
Phân biệt các loại vải sheer
Vải sheer được chia ra làm 11 kiểu vải khác nhau – đa dạng hơn bạn nghĩ rất nhiều. Vải sheer thường được làm từ các loại sợi tự nhiên như bông, lụa hoặc sợi tổng hợp từ polyester và nylon.
Dưới đây sẽ là đặc điểm nhận dạng cũng như tính chất của 11 loại vải sheer – Batiste, Chiffon, Georgette, Gauze, Lace, Lawn, Cotton, Muslin, Organdie, Organza, Tulle, Voile – giúp bạn có được lựa chọn ưng ý nhất khi may trang phục xuyên thấu.
Vải batiste Sheer
Vải Batiste Sheer là kiểu vải sheer điển hình được mô tả có sự mịn màng cao và rất dễ may quần áo với kiểu vải này. Khi may vải sheer vì độ mỏng của vải nên thường phải máy kỹ phần viền. Nhưng với loại vải này, thực tế không cần mất nhiều thời gian vì kết cấu vải khá chắc chắn.
Các chất liệu tạo nên Vải Batiste Sheer là: Cotton, Polyester và Wool.
Vải Batiste Sheer thường được dùng trong may đồ lót, lớp lót trang phục mùa hè. Loại vải này cũng có thể được nhuộm màu đa dạng nên rất thích hợp để may trang phục nữ.
Vải Batiste Sheer
Vải Chiffon Sheer
Vải Chiffon Sheer (vải voan) là mẫu vải sheer phổ biến nhất trong lịch sử may mặc. Để tạo nên vải voan, người ta có thể sử dụng cả sợi tự nhiên và sợi nhân tạo nhưng chất voan tốt nhất được làm từ lụa.
Các chất liệu tạo nên vải voan – Chiffon là: Cotton, Nylon, Polyester, Silk.
Vải voan lụa là loại voan tốt nhất nhưng giá thành và trọng lượng nặng hơn hẳn voan nylon và voan polyester. Vải voan cotton ít được sử dụng rộng rãi hơn – nó có bề mặt mờ hơn và khá nhẹ nên phù hợp với quần áo ban ngày. Đây cũng là chất liệu thân thiện được nhiều chị em phụ nữ Việt ưa thích.
Vải voan là mẫu vải khá mỏng manh so với mặt bằng chung và cần được xử lý vải cẩn thận. Bề mặt vải khá dễ bị sờn nên cần có đường viền chắc chắn cũng như quá trình vệ sinh, bảo quản, giữ nếp vải cẩn thận.
Vải Chiffon Sheer
Vải Georgette Sheer
Vải Georgette Sheer không có độ trong suốt lớn như voan nhưng thường được coi là cùng một loại vải bởi trọng lượng nặng hơn và bề mặt khá giống nhau.
Các chất liệu tạo nên vải Georgette Sheer là: Polyester, Rayon, Silk, Viscose.
Vải Georgette Sheer dù nặng hơn voan nhưng vẫn rất dễ may và thường được sử dụng để sản xuất trang phục như váy và áo blouse cách điệu.
Vải Georgette Sheer
Vải Gauze Sheer
Vải Gauze Sheer là loại vải được làm từ bông hoặc lụa. Vải Gauze Sheer là một loại vải sheer dệt rất nhẹ và không sờn nhiều. Nó có xu hướng có các hạt nhỏ trong kết cấu tạo nên cấu trúc và chuyển động tuyệt vời cho trang phục. Chính vì hai yếu tố này, vải Gauze Sheer rất thích hợp cho những chiếc váy, áo mùa hè.
Các chất liệu tạo nên vải Gauze Sheer là: Cotton, Linen, Polyester, Silk, Viscose, Wool.
Vải Gauze Sheer cũng có thể được nhuộm nhiều màu nhưng màu trắng được sử dụng rộng rãi nhất. Vải Gauze màu trắng còn được gọi với cái tên khác là Voile.
Vải Gauze Sheer
Vải Lace Sheer
Vải Lace Sheer (vải ren) là một kiểu vải sheer được rất nhiều bạn nữ ưa thích. Từ các cô nàng nữ tính, dịu dàng cho tới phong cách sexy cá tính.
Các chất liệu tạo nên vải Lace Sheer là: Cotton, Linen, Polyester, Rayon, Silk, Viscose.
Vải Lace Sheer co giãn là một lựa chọn khác dễ may quần áo hơn, nhưng cũng ít trong suốt hơn nhiều mẫu ren khác. Loại ren này thậm chí có thể được may trên các loại vải mỏng khác như voan để ổn định hơn.
Vải Lace Sheer
Vải Lawn Sheer
Cotton Lawn là một mẫu vải sheer nặng hơn voan. Đây cũng là một loại vải bông dệt. Mẫu vải này rất phổ biến cho các loại khăn tay, váy và áo mùa hè vì nó dễ may hơn voan nhưng vẫn có độ xếp nếp tuyệt vời và giữ nếp tốt nữa!
Vải Cotton Lawn Sheer
Vải Cotton Sheer
Chất liệu cotton không bị sờn nhiều như voan nên chỉ cần may viền rất ít và cũng không cần lớp lót. Nhiều người thích sử dụng Cotton Lawn nhẹ cho các trang phục mùa hè, nhưng một lựa chọn phổ biến khác là hỗn hợp cotton và polyester giúp vải ổn định hơn mà không làm cho nó quá nóng khi mặc, mặc dù bạn sẽ làm mất đi sự trong suốt của Lawn!
Vải Cotton Sheer
Vải Muslin Sheer
Một loại vải sheer được dệt khác là vải Muslin Sheer được sử dụng trong khâu để tạo bề mặt của các loại áo khoác. Vải Muslin Sheer khá mềm và rất mỏng, nhưng lại tạo cảm giác xuyên thấu vô cùng tinh tế.
Các chất liệu tạo nên vải Muslin Sheer là: Cotton, Hemp, Polyester.
Mặc dù vải Muslin Sheer thường được sử dụng làm vải thử nghiệm, nhưng nó đang trở nên phổ biến cho quần áo mùa hè nhẹ và trang phục semi-transparent.
Vải Muslin Sheer
Vải Organdie Sheer
Vải Organdie Sheer là một loại vải sheer thường được sử dụng như một lớp lót hoặc mix với nhiều loại vải trong suốt. Vải Organdie Sheer – cũng được gọi là organdy – là khá vững chắc đó nên có thể sử dụng làm lớp nền cho nhiều loại vải dệt sheer mỏng khác.
Vải Organdie Sheer thường được sử dụng để làm váy, áo blouse cách điệu, chân váy,…
Vải Organdie Sheer
Vải Organza Sheer
Vải Organza Sheer là một loại vải sheer có thể giữ nếp khá tốt. Vải Organza Sheer khá giống voan ở chỗ nó khá mềm và nhẹ. Tuy nhiên, Vải Organza Sheer có ít xếp nếp hơn vải voan và bề mặt sắc nét hơn.
Các chất liệu tạo nên Vải Organza Sheer là: Nylon, Polyester, Silk.
Vải Organza Sheer là một trong những loại vải yêu thích của nhiều nhà sản xuất để tạo cấu trúc và các loại trang phục trong suốt.
Vải Organza Sheer
Vải Tulle Sheer
Vải Tulle Sheer là một loại vải rất giống với voan, ở điểm nhẹ và độ xuyên thấu, nhưng nó là một loại vải dệt kim/xoắn và thường được làm từ lụa nên khá đắt tiền.
Các chất liệu tạo nên Vải Tulle Sheer là: Cotton, Nylon, Polyester, Silk.
Vải Tulle Sheer được sử dụng phổ biến nhất trong trang phục áo phông và trang phục múa ba lê, nhưng nó cũng phổ biến với áo cưới và quần áo sản xuất sang trọng hơn.
Vải Tulle Sheer
Vải Voile Sheer
Vải Voile Sheer là một loại vải mỏng với cách dệt chặt hơn voan, tạo cho nó một chút trong mờ. Vải Voile Sheer khá tinh tế và tỉ mỉ trong kết cấu vì vậy cần một số xử lý cẩn thận.
Các chất liệu tạo nên vải Voile Sheer là: Cotton, Linen, Polyester, Rayon, Silk.
Vải Voile Sheer không quá rủ như các loại vải sheer khác vì cách dệt chặt hơn, điều này khiến nó trở nên hoàn hảo cho các loại hàng may mặc có cấu trúc cứng cáp hơn như áo blouse, áo sơ mi.
Vải Voile Sheer
Bỏ túi bí kíp mặc đồ vải sheer quyến rũ mà không gây phản cảm
Bất cứ cô nàng nào cũng cần học cách mặc đồ vải sheer để không gây phản cảm hay rơi vào những tình huống khó xử. Chỉ cần để ý một chút và áp dụng những quy tắc dưới đây là bạn đã có thể tự tin diện trang phục vải sheer tới bất cứ đâu.
Sử dụng vải sheer cho các phần an toàn của cơ thể
Các bộ phận an toàn cho cơ thể có thể sử dụng vải sheer là cổ, cánh tay, chân, vai. Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm mặc đồ vải sheer, bạn nên bắt đầu với trang phục có sử dụng vải xuyên thấu cho những bộ phận này để tạo cảm giác đứng đắn, tự tin hơn khi cử động.
Đây cũng là cách tạo điểm nhấn cho trang phục khéo léo tại các môi trường chuyên nghiệp cao như văn phòng, các sự kiện chuyên môn,…
Tinh tế khi mặc đầm sheer xuyên thấu
Đây là những kiểu đầm làm bằng vải sheer đơn thuần nên rất cần thận trọng khi lựa chọn vì rất dễ xảy ra sự cố khi mặc. Bạn nên chọn những chiếc đầm sheer được thêu hoa văn tỉ mỉ toàn thân hoặc đính đá để tăng độ thu hút, lấp lánh cho chiếc đầm.
Với những kiểu đầm này, bạn nên trang điểm tinh tế và mix match cùng phụ kiện lấp lánh để trở thành trung tâm mọi ánh nhìn của đêm tiệc.
Bắt trend 90s với thế giới
Trong năm 2022 này, xu hướng highteen, Y2K tiếp tục làm mưa làm gió khắp thế giới với sự comeback ngoạn mục của hàng loạt item thời thượng hơn 20 năm về trước.
Trang phục xuyên thấu là một trong số đó. Để có thể bắt trend mà vẫn đảm bảo sự thanh lịch, sang chảnh, hãy sở hữu ngay một em cardigan vải sheer sexy hoặc những chiếc áo sơ mi xuyên thấu thời thượng nhé.
Xu hướng lưới thể thao
Với những trang phục dạng lưới khỏe khoắn, bạn có thể chọn lựa những mẫu trang phục tối màu để tạo cảm giác kín đáo, thanh lịch cho set đồ.
Với kiểu trang phục này, bạn nên mix cùng với áo blazer, leather jacket dáng crop hot hit,… cùng với những kiểu makeup và kiểu tóc cá tính. Bạn sẽ vô cùng tự tin với dáng vẻ như một fashionista đích thực khi xuống phố với set đồ này.
Mix họa tiết ren cùng với vải sheer – tại sao không?
Ren là mẫu họa tiết mà bất cứ cô nàng nữ tính nào cũng không thể không biết. Các thiết kế ren có vẻ đẹp bất biến với thời gian, mang lại cho bạn vẻ đẹp quyến rũ nhưng vẫn lịch sự, trưởng thành như một quý cô điển hình.
Với kiểu mix ren cùng với vải sheer, bạn nên chọn những tông màu sáng nữ tính như màu trắng, màu pastel, phối cùng với các item thanh lịch như chân váy bút chì, áo len cổ lọ, áo cardigan,… để tạo nên dáng vẻ tao nhã lý tưởng nhất nhé.
Biến hóa với phong cách bohemian hoang dại
Những cô nàng theo đuổi phong cách bohemian hẳn không còn xa lạ gì với những item vải sheer xuyên thấu bồng bềnh, hoang dại. Item đặc trưng cho phong cách này nhất phải kể đến chiếc váy maxi dài được thêu hoa văn nền nã, tươi sáng.
Layering nhiều lớp vải sheer
Thay vì áp dụng công thức chỉ một lớp vải sheer duy nhất, bạn có thể mặc nhiều lớp vải sheer cùng lúc. Đây cũng là cách điều chỉnh độ trong suốt của trang phục dựa vào đặc điểm của chất vải, giúp bạn tự tin hơn khi bước đi.
Ứng dụng của vải sheer trong cuộc sống
Chất vải sheer càng ngày càng phổ biến và được ứng dụng trong cuộc sống với nhiều lĩnh vực khác nhau.
- Vải sheer được ứng dụng phổ biến nhất trong cắt may trang phục phụ nữ. Sự mềm mại, bồng bềnh của các loại vải sheer rất phù hợp để may váy cưới, đầm dạ hội, đầm ngủ và cả đồ lót nữ.
- Vải sheer đính kèm ren là loại họa tiết tạo sức hút thị giác nổi bật, khiến vải sheer trông cứng cáp và kém độ trong suốt đi nhiều lần. Ứng dụng nổi bật nhất của kết hợp này phải kể đến chiếc áo lót không gọng bralette đình đám một thời khắp các nền tảng mạng xã hội – chiếc áo thần thánh siêu quyến rũ cho những cô nàng ngực nhỏ.
- Voan lụa là một trong những kiểu vải sheer mỏng manh, mềm mại hay được sử dụng để may quần áo ngủ sang trọng.
- Với những mẫu vải sheer cứng cáp và có độ trong suốt kém hơn, các nhà sản xuất ứng dụng chúng và quá trình may rèm vải sheer và các loại đồ vật trang trí nội thất. Vải sheer rất phù hợp cho những không gian sáng sủa, ấm áp, hiện đại.
Cách bảo quản và vệ sinh trang phục làm từ vải sheer
Với những mẫu trang phục mỏng manh làm từ vải sheer, bạn cần tìm cách vệ sinh và bảo quản riêng để giữ gìn, không làm hỏng form dáng hay làm giãn, hư hỏng vải.
- Đầu tiên, tuyệt đối không nên dùng các loại sản phẩm bột giặt, nước giặt hóa chất có nồng độ tẩy rửa cao cho các loại trang phục làm từ vải sheer.
- Bạn nên giặt vải bằng tay và không nên dùng máy giặt bởi cách họa động của máy giặt rất dễ trang phục bị giãn và không được bền đẹp như ban đầu. Nếu như bắt buộc dùng máy giặt, hãy bỏ vào trong túi giặt và setup chế độ giặt thấp nhất.
- Thực tế, chất vải sheer không nên dùng bàn ủi truyền thống với nhiệt độ cao. Bạn nên dùng bàn ủi đứng hơi nước để giữ nếp vải tốt hơn.
- Bạn không nên gấp cất trong tủ vì rất dễ tạo nếp gấp nhăn ở trang phục. Thay vào đó, hãy dùng mắc áo treo thẳng thớm để giữ form dáng quần áo.
Một số câu hỏi thường gặp
Vải sheer là vải gì?
Vải sheer là kiểu vải xuyên thấu có độ trong suốt cao và tương đối nhẹ. Vải sheer thường được bắt gặp sử dụng trong các loại trang phục của phụ nữ.
Vải sheer mua ở đâu?
Bạn có thể mua vải sheer từ nhiều cửa hàng vải trên toàn quốc. Cụ thể:
- Địa chỉ mua vải sheer: Alibaba.com,…
- Địa chỉ mua trang phục vải sheer: vingovietnam.com, tecki.vn, dolotdep.vn,…
- Địa chỉ mua rèm cửa vải sheer: reva.vn – Vật liệu nội thất Nhật Bản, remminhduc.com,…
Vải sheer giá bao nhiêu?
Vải sheer làm từ sợi tự nhiên thường có giá đắt hơn các loại sợi từ nylon và polyester
Dưới đây là giá một số loại vải xuyên thấu phổ biến giúp bạn có thể tham khảo:
- Vải trọng lượng nhẹ 100% Polyester lụa sheer Organza khoảng 10.000 đồng – 12.000 đồng/mét (0,46 US$ – 0,59 US$/mét)
- Vải mỏng nhẹ phòng khách Rèm trắng Polyester Tulle khoảng 7.000 đồng – 16.000 đồng/mét (0,30 US$-0,70 US$/mét)
- Vải Voile Trang Trí Cửa Sổ in kỹ thuật số khoảng 68.000 đồng/mét (3,00 US$)
Với bài viết trên đây, Độc Shop hy vọng bạn có thể tìm được mẫu vải sheer phù hợp nhất để thiết kế trang phục. Chất liệu vải sheer rất dễ tìm và dễ mua nên đây là loại vải tuyệt vời nhất cho những trang phục xuyên thấu đầy gợi cảm.