Một chất liệu tốt cho trang phục mùa hè – vải thun lạnh là sự lựa chọn tuyệt vời chỉ sau cotton truyền thống. Đây là loại vải được tạo ra bởi những thành phần sợi nhân tạo nhưng lại mang hầu hết các ưu điểm của vải cotton nên rất được ưa chuộng.

Bài viết dưới đây Độc Shop sẽ cùng bạn khám phá nội dung về những đặc điểm nổi bật nhất của vải thun lạnh cũng như những ứng dụng thường gặp nhất của loại vải này trong cuộc sống thường ngày.

Vải thun lạnh là gì?

Vải thun lạnh là chất liệu khá phổ biến trong lĩnh vực may mặc được tạo nên từ phương pháp dệt thoi hoặc dệt kim. Vải thun lạnh là chất liệu phù hợp dành cho trang phục mùa hè bởi sự mềm, mịn, mỏng, khi mặc cảm thấy rất mát lạnh, vô cùng thoải mái.

Phần lớn vải thun lạnh được tạo ra từ sợi nilon tổng hợp hoặc sợi polyester tổng hợp. Trong một vài trường hợp, nhà sản xuất sẽ bổ sung thêm khoảng 2 – 5% thành phần spandex và tạo nên chất vải mềm hơn rất nhiều so với sản phẩm nguyên chất.

Vải thun lạnh cũng có khả năng thấm hút mồ hôi và khá thoáng khí nên tạo được thiện cảm cho người mặc một cách nhanh chóng.

Vải thun lạnh

Vải thun lạnh tiếng anh là gì?

Vải thun lạnh không chỉ phổ biến tại Việt Nam mà còn cực phổ biến ở thị trường may mặc toàn thế giới. Trong tiếng Anh, vải thun lạnh được gọi với cái tên là Cold Spandex.

Đặc điểm của vải thun lạnh

Đặc điểm chung của các nhà máy sản xuất vải thun lạnh đó là quá trình tạo nên chất liệu tuyệt vời này sử dụng 3 loại sợi khác nhau đó là: polyester hoặc nylon và Spandex.

Cụ thể, tỷ lệ sợi polyester và sợi nylon sẽ lớn hơn rất nhiều so với sợi Spandex. Tỷ lệ thường gặp nhất là 1 : 19 với 1 phần sợi Spandex và 19 phần sợi PE.

Sợi polyester được sử dụng trong quá trình sản xuất là loại sợi được tạo nên từ khoáng sản. Loại sợi polyester này có độ co giãn khá thấp và không có khả năng hút ẩm. Tuy nhiên, điểm cộng của thành phần này đó là tạo nên một bề mặt rất mịn, mượt cho vải thun lạnh.

Với sợi Spandex, thành phần này có khả năng co giãn tương đối tốt, được tổng hợp từ nhiều chất hóa học khác nhau với một quy trình riêng khác hẳn với những loại sợi nhân tạo khác trên thị trường.

Tại một số nhà máy sản xuất vải thun lạnh hiện nay, người ta đã bắt đầu cho thêm sợi cotton vào để tăng chất lượng của vải. Điển hình nhất là tăng khả năng thấm hút nước của vải thun lạnh.

Quy trình sản xuất vải thun lạnh

Trong bảng thành phần chất vải thun lạnh, sợi polyester và sợi nylon là những loại sợi để sản xuất và vô cùng phổ biến. Riêng sợi Spandex là chất liệu đặc trưng, được tạo ra từ phương pháp kéo sợi khô. Có khoảng 94,5% sản lượng sợi Spandex trên thế giới hiện nay được tạo ra bằng phương pháp này.

  • Bước 1: Tạo ra prepolymer:

Đầu tiên, nhà sản xuất sẽ trộn glycol với hợp chất monomer diisocyanate theo tỷ lệ 1:2 để tạo nên một chất chuẩn bị prepolymer.

  • Bước 2: Tạo dung dịch kéo sợi:

Chất chuẩn bị prepolymer lúc này sẽ được trộn với diamine theo tỷ lệ 1:1 để tạo ra phản ứng hóa học. Đây là phản ứng mở rộng chuỗi thu để thu được một loại dung dịch.

Đem dung dịch này pha loãng bằng dung môi DMAc, bạn sẽ thu được dung dịch kéo sợi tiêu chuẩn.

Dung môi còn giúp dung dịch này loãng hơn và có thể được đưa vào tế bào sản xuất xơ.

  • Bước 3: Quay sợi:

Tiếp theo, nhà sản xuất sẽ sử dụng máy quay hình trụ để bơm dung dịch kéo sợi vào và bắt đầu quá trình tạo sợi spandex. Các sợi khi đi qua máy quay sợi sẽ được áp nhiệt bằng khí nitơ và dung môi hóa học. Cách làm này sẽ giúp polymer lỏng phản ứng hóa học và bắt đầu hình thành các sợi rắn.

  • Bước 4: Tạo sợi spandex:

Sau khi tập hợp các sợi thành phẩm từ quá trình quay sợi, người ta sẽ bắt đầu ghép các sợi nhỏ để tạo thành sợi spandex hoàn chỉnh. Một sợi spandex là tập hợp của nhiều sợi nhỏ khác nhau.

  • Bước 5: Quá trình xử lý sợi:

Nhà sản xuất sẽ dùng dung dịch Magnesi stearat hoặc một loại polyme để xử lý tình trạng bám dính giữa các sợi. Đây cũng là bước bắt buộc phải có để kết thúc quá trình sản xuất sợi spandex trước khi được chuyển lên ống chỉ và dệt thành vải thun lạnh hoàn chỉnh cùng với sợi polyester hoặc sợi nylon.

Vải thun lạnh

Phân loại các loại vải thun lạnh

Vải thun lạnh được chia ra làm 2 loại vải khác nhau là vải thun lạnh 2 chiều và vải thun lạnh 4 chiều. Mỗi loại vải sẽ có đặc điểm riêng, được ứng dụng cho các sản phẩm khác nhau. Tuy nhiên, chất lượng của vải thun lạnh co giãn 4 chiều tốt hơn nhiều so với vải thun lạnh 2 chiều. Cụ thể:

Vải thun lạnh 2 chiều

Đặc tính của loại vải thun lạnh 2 chiều khá cứng, thô và độ co giãn không được tốt. Do đó, vải thun lạnh 2 chiều ứng dụng chủ yếu trong các sản phẩm bình dân, các kiểu trang phục có chất lượng thấp.

Vải thun lạnh 2 chiều

Vải thun lạnh 4 chiều

Đặc tính của loại vải này khá nổi bật khi có khả năng co giãn tốt hơn hẳn. Khi mặc vải thun lạnh 4 chiều, người mặc sẽ có cảm giác mát mẻ, dễ chịu, vô cùng thoáng mát.

Vải thun lạnh 4 chiều giá bao nhiêu?

Giá vải thun lạnh trung bình trên thị trường hiện nay rơi vào khoảng:

  • Vải thun lạnh 4 chiều dày khoảng 75.000 – 80.000 đồng/kg
  • Vải thun lạnh 4 chiều mỏng khoảng 77.000 – 85.000 đồng/kg

Giá vải thun lạnh 4 chiều theo màu sắc vải:

  • Vải thun lạnh 4 chiều có kích thước 3m – 3,3 m/kg, khổ vải 1,7m màu trắng khoảng: 135.000 – 145.000 đồng/kg
  • Vải thun lạnh 4 chiều có kích thước 3m – 3,3 m/kg, khổ vải 1,7m màu nhạt khoảng: 150.000 – 160.000 đồng/kg
  • Vải thun lạnh 4 chiều có kích thước 3m – 3,3 m/kg, khổ vải 1,7m màu trung khoảng: 155.000 – 160.000 đồng/kg
  • Vải thun lạnh 4 chiều có kích thước 3m – 3,3 m/kg, khổ vải 1,7m màu trung khoảng: 160.000 – 165.000 đồng/kg

Hiện nay, vải thun lạnh 4 chiều được bán tại các chợ vải lớn trên toàn quốc như chợ Ninh Hiệp, chợ Bến Thành,…

Một số sửa hàng vải nổi tiếng có kinh doanh vải thun lạnh 4 chiều có thể kế đến: vaithunthienminh.com – Vải thun Thiên Minh, vaithunmaymac.com – Vải thun Thúy Phương,…

Vải thun lạnh 4

Cách phân biệt vải thun lạnh 2 chiều và vải thun lạnh 4 chiều

Vải thun lạnh 2 chiều và vải thun lạnh 4 chiều đều sở hữu đặc điểm như mịn, mỏng và có tính ứng dụng cao cho nhiều loại trang phục thường ngày, từ quần áo ngủ cho tới những item thanh lịch, formal hơn. Thành phần của cả hai loại vải này đều làm từ sợi nylon hoặc polyester tổng hợp và sợi spandex.

Điểm khác nhau nổi bật nhất của hai loại vải này nằm ở độ co giãn. Bạn hoàn toàn có thể tự tay kiểm chứng. Vải thun lại 4 chiều có thể kéo căng chiều ngang và chiều dọc của vải. Trong khi đó, vải thun lạnh 2 chiều chỉ có thể kéo căng theo chiều ngang mà thôi và độ đàn hồi của loại vải này cũng không lớn.

Khi may quần áo, bạn cần dựa vào đặc điểm này của 2 loại để có thể tìm được loại vải phù hợp nhất cho nhu cầu may mặc của mình.

Một điểm khác nhau khác của hai loại vải này có thể kể đến là giá thành. Vải thun 4 chiều với những đặc tính nổi bật sẽ có giá thành cao hơn hẳn so với vải thun 2 chiều cùng kích thước.

Ưu nhược điểm của vải thun lạnh

Với những đặc điểm nổi bật về bề mặt, cảm giác cho người mặc,… vải thun lạnh cũng sở hữu những ưu nhược điểm riêng biệt. Biết về điểm mạnh điểm yếu của sản phẩm sẽ giúp bạn có sự lựa chọn đúng đắn hơn khi tìm mua bất kì loại vải thun lạnh nào.

Vải thun lạnh gây ấn tượng bởi khả năng thấm hút ẩm tuyệt vời, bề mặt mềm mịn, rất khó nhăn, dễ dàng vệ sinh. Tuy nhiên, loại vải này sẽ không được dùng cho các loại áo form ôm sát và nên tránh tiếp xúc ánh sáng cường độ cao bởi chính thành phần cấu thành của mình.

Ưu điểm của vải thun lạnh

  • Bề mặt hoàn hảo: khi chạm tay vào chất vải thun lạnh, bạn sẽ vô cùng bất ngờ bởi sự thoải mái, mát lạnh, dịu nhẹ mà loại vải này sẽ mang lại cho làn da cơ thể bạn trong suất quá trình sử dụng.
  • Không nhăn: hiếm có loại vải nào vừa mỏng mịn mà lại khó nhăn như vải thun lạnh. Với loại vải này, bạn có thể loại bỏ hết các vết bẩn cứng đầu, dù có phải dùng công suất máy giặt lớn hay chà sát mạnh bằng tay cũng sẽ không khiến form vải bị hư hại, bề mặt vải nhàu nhĩ.
  • Độ bền cao: với đặc tính thừa hưởng từ lượng lớn sợi tổng hợp trong bảng thành phần của mình làm vải thun lạnh sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều trong môi trường nước, ẩm thấp. Ngay cả khi sử dụng và vệ sinh mạnh tay trong thời gian dài, loại vải này cũng không dễ bị sờn hay xù lông. Đây cũng là lý do giúp loại vải này có thể miễn nhiễm với nhiều loại vi khuẩn khác nhau.
  • Khả năng thấm hút mồ hôi hiệu quả: điều này lý giải vì sao vải thun lạnh rất phù hợp trong sản xuất trang phục mùa hè. Loại vải này có khả năng thấm hút mồ hôi sạch sẽ, không bị nhiễm khuẩn và khi giặt cũng rất nhanh khô do sở hữu bề mặt thoát nước nhanh ấn tượng.
  • Có giá thành tương đối hợp lý: dù có sự chênh lệch tương đối trong giá thành vải thun lạnh 2 chiều và vải thun lạnh co giãn 4 chiều nhưng đơn giá cho cả hai loại vải đều vô cùng phù hợp với điều kiện của người tiêu dùng Việt, đáp ứng phần lớn các nhu cầu may mặc.

Ưu điểm của vải thun lạnh

Nhược điểm của vải thun lạnh

  • Nếu ôm sát cơ thể trong thời gian dài bạn sẽ cảm thấy khá nóng: bảng thành phần chủ yếu là sợi nhân tạo tổng hợp khiến cho người mặc sẽ cảm thấy bí bách, khó chịu nếu mặc trong thời gian dài. Bạn nên chọn những sản phẩm có kích thước rộng, đồ oversize,… làm từ vải thun lạnh.
  • Đối với những môi trường sinh sống, làm việc có nhiệt độ cao, vải thun lạnh sẽ không phải là lựa chọn thông minh bởi nhiệt độ sẽ khiến chất lượng vải bị ảnh hưởng.

Nhược điểm của vải thun lạnh

Cách nhận biết vải thun lạnh so với vải thun thường

Ngày nay, vải thun lạnh được sử dụng phổ biến, rộng khắp từ Bắc vào Nam. Rất nhiều local brand đã sử dụng vải thun lạnh để làm chất liệu cho sản phẩm thời trang của mình. Tuy nhiên, để có thể chọn lựa đúng chất vải thun lạnh ưng ý, phù hợp với nhu cầu của mình, bạn cần học cách nhận biết loại vải này.

  • Dùng tay là cách nhận biết cơ bản nhất. Hãy mân mê vải trong lòng bàn tay. Nếu bề mặt mịn màng, mướt tay, hơi phản chiếu ánh sáng nhẹ nhàng thì đây chính là vải thun lạnh.
  • Kiểm tra bề mặt vải bằng cách đưa vải ra dưới ánh sáng cường độ cao. Loại vải chính hãng, chất lượng sẽ không có khuyết điểm trên bề mặt cũng như không có bất kỳ loại hạt, vải thừa nào cộm lên trên bề mặt.
  • Kéo căng vải về các hướng: đây là cách nhận biết vải thun lạnh 2 chiều và vải thun lạnh 4 chiều cơ bản nhất. Nếu như sau khi kéo căng mà vải vẫn tự trở về hình dáng ban đầu thì đây chính xác là vải thun lạnh do chất lượng đàn hồi của vải chính hãng rất tốt.
  • Bạn có thể thử đổ nước lên bề mặt vải. Vải thun lạnh tốt sẽ thấm nước khá chậm và thấm khá ít nước.

Với những tips kiểm tra nhỏ siêu hay ho này, bạn có thể dễ dàng tự mình xác định chất lượng và nhận biết các mẫu vải thun lạnh rồi đấy.

Ứng dụng của vải thun lạnh

Vải thun lạnh được ứng dụng rất nhiều vào các sản phẩm may mặc thời trang, đồ dùng cá nhân trong gia đình,… Vậy vải thun lạnh may đồ gì là phù hợp? Dưới đây là một loạt các mẫu quần áo, sản phẩm làm từ loại vải đặc biệt này:

Vải thun lạnh trong thời trang

Vải thun lạnh 4 chiều ra đời là sự thay thế tuyệt vời dành cho vải cotton truyền thống.

Vải cotton với đặc tính thấm hút mồ hôi, thoáng mát trước đây vẫn là lựa chọn tối ưu nhất cho các sản phẩm quần áo thể thao, quần áo mùa hè.

Vải thun lạnh ra đời đáp ứng đầy đủ các tiêu chí từ chất lượng tới tính thẩm mỹ. Thậm chí, loại vải này còn trở nên thông dụng hơn do có độ bền lớn hơn hẳn cotton, không dễ bị sờn rách mà lại tạo cảm giác thoáng mát, cực thoải mái khi vận động. Ngay khi bạn ra nhiều mồ hôi thì cũng sẽ không có cảm giác quần áo bết dính vào người.

Các sản phẩm quần áo làm từ vải thun lạnh cực phổ biến phải kể đến như: đồ tập gym, đồ tập thao, quần vải thun lạnh, áo khoác vải thun lạnh, quần lót vải thun lạnh, may áo thun, mẫu đồng phục, mũ, …

Đặc biệt, vải thun lạnh là chất liệu rất dễ in ấn, đính họa tiết kèm theo. Do đó, vải thun lạnh thể thao rất hay được sử dụng trong quần áo thi đấu của các vận động viên. Vải thun lạnh họa tiết cũng được nhiều chị em ưa thích khi may trang phục mùa hè.

Hiện nay cũng đã bắt đầu xuất hiện những loại trang phục khác làm từ vải thun lạnh Thái, vải thun lạnh Hàn Quốc,… rất được người tiêu dùng Việt ưa chuộng.

Vải thun lạnh trong may đồ gia dụng 

Bên cạnh đó một số đồ dùng cá nhân khác làm từ vải thun lạnh mà bạn có thể kể đến như khăn tay, khẩu trang vải thun lạnh,…

Trong thời kỳ dịch bệnh hoành hành, đeo khẩu trang là hành động bắt buộc hàng ngày của mỗi người khi ra ngoài, tới những nơi đông người,… Bạn cảm thấy khó chịu và đau tai khi phải đeo khẩu trang gần như cả ngày.

Hãy chọn lựa khẩu trang vải thun lạnh. Sự mềm mịn, cảm giác mát lạnh mà loại vải này mang lại sẽ giúp bạn đeo khẩu trang cả ngày mà vẫn cảm thấy dễ chịu.

Bên cạnh đó, vải thun lạnh cũng thường được sử dụng để may drap giường. Bạn cần đến những chất liệu mềm mại, kháng khuẩn, đảm bảo thoáng khí cho chiếc giường của mình. Vải thun lạnh may drap chính là lựa chọn lý tưởng nhất.

Cách bảo quản vải thun lạnh

Mỗi loại vải đều có cách bảo quản riêng để giúp vải đảm bảo chất lượng sử dụng trong một thời gian dài. Vải thun lạnh có khả năng sử dụng trong nhiều năm bởi đây là loại vải khá bền trong điều kiện bạn sử dụng hiệu quả. Bạn cần lưu ý một số nguyên tắc sau trong khi sử dụng để sản phẩm làm từ vải thun lạnh luôn bền đẹp:

  • Bạn không nên giặt vải bằng máy giặt quá lâu vì khả năng thấm nước của loại vải này khá kém.
  • Khi ủi quần áo làm từ vải thun lạnh, bạn không nên đặt nhiệt độ quá cao. Bản thân loại vải này cũng không dễ nhăn nên bạn không cần phải ủi đồ quá kỹ.
  • Loại vải này cũng không nên sấy trong nhiệt độ quá lớn và quá lâu. Nhiệt độ cao sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng của vải.
  • Không nên sử dụng bột giặt cho vải. Thay vào đó, hãy dùng nước giặt pha loãng để tránh tình trạng vải bị mục ngay khi mới sử dụng.
  • Khi phơi phóng, bạn nên đặt quần áo ở nơi râm mát, tránh ánh nắng trực tiếp để không làm phai màu vải.

Mua vải thun lạnh ở đâu?

Hiện nay, vải thun lạnh được bày bán rất nhiều tại các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada,… Bạn cũng có thể tìm đến các cửa hàng vải trực tiếp tại chợ vải Ninh Hiệp, chợ Bến Thành,…

Một số cửa hàng bán vải nổi tiếng kinh doanh vải thun lạnh bạn nên tìm hiểu:

  • Vải Vân Sinh – vaivansinh.com
  • Vải thun Thúy Phương – vaithunmaymac.com
  • Vải thun Phú Sang – giadinhvai.com

Một số câu hỏi về vải thun lạnh

  • Vải thun lạnh có mát không?

Vải thun lạnh tạo cảm giác mát lạnh trong điều kiện trời không quá nóng bức. Vải có thành phần nhân tạo là sợi Polyester có khả năng thấm hút kém.

Tuy nhiên, khi đổ mồ hôi, mồ hôi sẽ lưu lại trên cơ thể, làm dịu nhiệt trong nhiều trường hợp. Đó cũng là lý do nhiều nhà sản xuất đã thiết kế vải mỏng hơn để sản xuất các trang phục mùa hè, đồng phục, đồ thể thao,…

  • Vải thun lạnh có tốt không?

Vải thun lạnh được đánh giá là loại vải có chất lượng cao khi có thể sử dụng trong nhiều năm. Bạn rất nên sở hữu trang phục, đồ dùng làm từ vải thun lạnh mỗi khi hè về để thoải mái vận động.

Với bài viết trên đây, Độc Shop hy vọng bạn đã có cái nhìn tổng quan nhất về chất vải thun lạnh. Vải thun lạnh là chất liệu không quá khó kiếm và luôn được sản xuất với số lượng lớn hàng năm nhờ vào sự phổ biến ngày một rộng rãi của mình. Sản phẩm làm từ vải thun lạnh chắc chắn sẽ không khiến bạn thất vọng.