- Vải lưới là gì?
- Nguồn gốc của vải lưới
- Ưu nhược điểm của vải lưới
- Ưu điểm
- Nhược điểm
- Phân loại các loại vải lưới
- Vải voan lưới
- Vải lưới mềm
- Vải lưới cứng
- Vải lưới polyester
- Vải lưới kim tuyến
- Vải lưới cotton
- Vải lưới tricot
- Vải lưới textilene
- Vải lưới mua ở đâu?
- Chợ vải
- Công ty Đại Nhật
- Công ty dệt HUY THỊNH
- Giá của vải lưới
- Ứng dụng của vải lưới
- Làm võng và bàn ghế
- Làm các loại lưới
- Sản xuất may mặc, phụ kiện
- May đồ lót
Cảm ơn bạn đã ghé thăm Độc Shop. Hôm Nay, Độc sẽ gửi đến các bạn bài viết Vải lưới là gì? Đặc điểm, nguồn gốc và phân loại của vải lưới Mong các bạn có những kiến thức thú vị về thời trang nhé.
Ngày này, vải là một nguyên vật liệu đã quá quen thuộc trong đời sống của chúng ta rồi. Những loại vải như:vải lụa, vải đũi, vải cotton,..thì chúng ta đã không còn quá xa lạ với chúng.
Vậy bạn đã biết đến vải lưới là gì hay chưa? Nếu bạn chưa biết đến vải lưới, hãy theo dõi bài viết này cùng Độc Shop để tìm hiểu về loại vải này nhé!
Vải lưới là gì?
Vải lưới là một loại vải khá đặc biệt, nó không giống với những loại vải thông thường, loại vải này được cấu tạo từ những hạt nhựa như PVC hay PP. Vải lưới có từng lỗ hình vuông, hình tròn nhỏ nằm trên bề mặt của vải.
Vải lưới được tạo ra khi nhựa được đun nóng chảy vào kéo thành sợi, quy trình dệt vải cũng dựa trên công nghiệp khép kín. Ngoài được gọi là vải lưới ra thì tên Tiếng Anh của loại vải này còn được gọi là Mesh.
Vải lưới
Nguồn gốc của vải lưới
Chắc hẳn nhiều lần chúng ta đã từng thấy người ta thường dùng lưới đánh cá hay các loại võng mà chúng ta hay nằm. Nhưng bắt đầu từ thế kỷ 19 cho đến hiện nay, vải lưới được đưa vào sử dụng nhiều trong ngành may mặc, và được đóng vai trò rất quan trọng nhằm tạo ra được những sản phẩm thời trang phục vụ nhu cầu của con người.
Loại vải này được ra đời trong một hoàn cảnh hết sức hài hước . Một hôm, ông Lewis Haslam ra đường vào một ngày rất lạnh, và ông nhìn thấy dì mình đeo một đôi găng tay lưới nhưng bàn tay không hề bị lạnh mà lại rất ấm áp. Vì sự tò mò và sáng tạo, ông đã sáng tạo thành công ra các loại vải dệt kim và hình thành nên công ty chuyên sản xuất vải lưới Aertex. Ngoài sản xuất ra vải lưới thì ông còn sản xuất ra cácloại vải khác như: vải tricot, vải lưới polyester, vải lưới kim tuyến,…
Ưu nhược điểm của vải lưới
Loại vải nào cũng đều có ưu điểm và nhược điểm riêng của từng loại, và vải lưới cũng vậy.
Ưu điểm
– Thoáng mát: Vì có nhiều lỗ nhỏ trên bề mặt vải nên việc thoát khí từ bên trong ra bên ngoài rất dễ dàng nên tạo cảm giác thoải mái khi mặc. Chất liệu này khá mát thích hợp với các thời tiết của mùa hè và đi biển.
– Độ bền cao: Chất vải này nguyên liệu chính là Polyester và Nylon và được làm từ sợi vải nguyên chất, tuy chất vải làm thành từng sợi mỏng nhưng độ bền của loại vải này rất cao và chịu lực tốt.
– Khả năng co giãn tốt: Vải có cấu tạo bởi thành phần spandex nên có khả năng co giãn tốt và tránh được tình trạng vải bị bùn và nhão, vải này được lựa chọn làm vải để may những bộ đồ thể thao.
– Giá cả hợp lý: Giá thành của vải lưới này trên thị trường khá rẻ vì các nguyên liệu để làm nên loại vải này đều là nguyên liệu nhân tạo, loại vải này rất được nhiều khách hàng lựa chọn và tiêu dùng.
Nhược điểm
– Khả năng giữ nhiệt thấp: Loại vải này không thể sử dụng vào mùa đông, bởi chúng nó lỗ nhỏ trên bề mặt vải nên không thể nào giữ được độ ấm trên cơ thể.
– Khả năng hút ẩm trung bình: Dù là vải rất thoáng khí nhưng không thể nào mà hút được mồ hôi như các loại vải khác. Điều này cũng làm hạn chế đến người tiêu dùng khi không thể hút được mồ hôi ra bên ngoài.
– Khó vệ sinh: Vì các sợi vải không có sự liên kết chặt chẽ với nhau nên chỉ có thể giặt bằng tay mà không thể giặt bằng máy, vì nếu giặt máy sản phẩm sẽ dễ hư hỏng.
– Vì là vải lưới nên khi giặt nên để ý nhiệt độ nước giặt tránh sản phẩm nhanh hư. Và phơi đồ cũng thế, hạn chế phơi dưới trời nắng với nhiệt độ cao.
Phân loại các loại vải lưới
Ngày nay, loại vải lưới này được sử dụng nhiều vào may mặc. Tùy thuộc vào từng loại vải nên ta có thể may nó thành nhiều loại trang phục khác nhau sao cho phù hợp với từng loại phong cách và thời trang khác nhau. Tuy những loại vải này cũng được phân loại thành các loại vải lưới khác nhau, và phổ biến nhất trên thị trường vẫn là: vải voan lưới, vải lưới mềm, vải lưới cứng, vải lưới polyester, vải lưới kim cương, vải lưới cotton, vải lưới tricot và vải lưới textilene.
Dưới đây là một số loại vải mà ta thường hay gặp và được dùng nhiều trong may mặc.
Vải voan lưới
Vải voan lưới được dệt từ các sợi tổng hợp, khi nhìn sẽ thấy rõ những đường đan sợi ngang dọc như tấm lưới. Sợi vải được dệt thưa và mỏng nên khả năng thấm hút mồ hôi cực tốt, và trọng lượng nhẹ giúp cho việc di chuyển dễ dàng hơn.
Vì được dệt từ sợi nhân tạo nên độ bền của loại vải này cực cao nhưng độ co giãn lại rất kém. Chất voan lưới được ứng dụng nhiều trong đời sống, là chất vải không thể thiếu trong ngành thời trang, còn được dùng trong nội thất và đồ thủ công trang trí.
Vải voan lưới mềm
Vải lưới mềm
Vải lưới mềm được làm bằng cách dệt từ sợi ngang kết hợp với sợi dọc tạo thành dạng dưới các hình chữ nhật, hình vuông nhỏ nhỏ. Khi sờ lên sẽ cảm thấy chất liệu vải rất mềm và mỏng.
Vải lưới chắc chắn, bền đẹp, mềm mịn cho bạn sử dụng lâu dài và tiện dụng. Loại vải này thường được người ta dùng để sản xuất làm bông tắm với chất liệu mềm mại và làm sạch da nhẹ nhàng.
Vải lưới mềm
Vải lưới cứng
Vải lưới cứng là làm từ cotton và polyester, chất lưới đanh và khá cứng. Loại vải được sử dụng nhiều trong may trang phục, và thường làm lớp lót trong để tạo độ phồng cao.
Chất liệu của loại vải này khá mát mẻ, có độ bền tốt và chống trượt trên da. Loại vải này đa dạng các loại màu sắc, khi giặt sẽ không bị xù, phai màu và đặc biệt không bị mất form.
Vải lưới cứng
Vải lưới polyester
Vải lưới polyester còn được gọi tắt là poly, chất liệu này có nguồn gốc chính là than đá, không khí và dầu mỏ. Vải lưới polyester là một chất liệu sợi tổng hợp chống nhăn, chống bụi bẩn, vải nhẹ và không gây bí da nhưng nhược điểm của loại vải này là thấm hút mồ hôi khá thấp.
Ngày nay, loại vải này được sử dụng rất nhiều trong ngành may mặc như: để sản xuất các loại sản phẩm như quần áo, đồ nội thất gia dụng, vải công nghiệp, vật liệu cách điện,đệm…
Ưu điểm của loại vải này là không bị co, nhăn khi giặt. Nó cũng dễ dàng nhuộm màu và cách nhiệt tốt, vậy nên nó thường được dùng nhiều trong sản xuất chăn, ga, gối ,đệm, áo khoác ngoài và túi ngủ…
Vải lưới polyester
Vải lưới kim tuyến
Vải lưới kim tuyến là loại vải trơn và dduocj rắc kim tuyến lên trên bề mặt của vải, vải có những lỗ nhỏ li ti khi sờ vào sẽ có độ mềm nhất định.
Vì có độ mềm nhất định nên thường may để làm lớp chắn mũ của em bé. Loại vải này có đa dạng màu sắc và màu sắc tươi sáng. Loại vải này thường dùng để trang trí quần áo, tạo nên điểm nhấn và rát sang trọng.
Vải lưới kim tuyến
Vải lưới cotton
Vải lưới cotton là loại vải được sử dụng nhiều nhất trong ngành may mặc. Loại vải này được dệt từ các nguyên liệu thiên nhiên, và nguyên liệu chính là sợi bông.
Vải lưới cotton khi sờ vào sẽ cảm giác mềm mịn, thoáng khí và đặc biệt là thấm hút mồ hôi rất tốt, tạo cảm giác thoải mái cho người mặc. Loại vải này có độ bền rất cao và rất khó có thể phai màu. Ngoài ra loại vải này rất đa dạng về màu sắc và có thể dễ dàng tìm kiếm và mua với giá rẻ.
Vải lưới tricot
Vải lưới tricot là loại vải có cấu trúc được hình thành bởi các sợi đan xen vào nhau, tạo thành một bề mặt hơi nhẵn bóng. Vải được dệt từ sợi 100% là polyester nên có độ bền rất cao.
Chất vải lưới được kết cấu mềm nhất định, hoàn toàn không bị nhăn, có độ co giãn 4 chiều nên tạo cảm giác thoải mái khi mặc. Nên loại vải này thường được người ta dùng để may đồ thể thao, đồ bơi và cả đồ lót nữa.
Vải lưới tricot
Vải lưới textilene
Vải textilene là loại vải lưới mà thành phần của nó là sự kết hợp của 70% sợi Polyester và 30% PVC. Loại vải này chưa được sản xuất tại Việt Nam, mà phải nhập khẩu từ các nước Trung Quốc và Đài Loan.
Vì là dạng lưới, và có những kẽ hở giữa các sợi nên rất thông thoát và dễ thoáng khí phù hợp cho những nơi có thời tiết nóng ẩm, và hầu hết đều được sử dụng ngoài trời. Vải lưới Textilene có độ bền rất cao và chắc chắn, và đặc biệt là loại lưới này hoàn toàn không thấm nước. Loại vải lưới này được người ta sử dụng cho bàn, ghế ở ngoài biển và các khu nghỉ dưỡng,…
Vải lưới textilene
Vải lưới mua ở đâu?
Đây là một câu hỏi mà rất nhiều người đặt ra khi đi mua vải, vì không biết chất liệu vải có tốt hay không, có đảm bảo được độ bền màu và độ co giãn của vải hay không.
Chợ vải
Hiện nay, trên cả nước các khu chợ lớn xuất hiện rất nhiều, và còn là nơi tập trung các hàng sạp chuyên cung cấp các mặt hàng vải nhự: chợ Ninh Hiệp, chợ Long Biên, chợ Tân Bình,…
Mua sắm online cũng rất phổ biến, các bạn có thể tìm kiếm vải trên các trang thương mại điện tử như: shopee, lazada, tiki,…
Hoặc bạn có thể tham khảo một số những công ty sản xuất với quy trình khép kín, sẽ đảm bảo về chất lượng vải và giá thành lại vừa túi tiền.
Công ty Đại Nhật
Là nhà phân phối độc quyền vải lưới textilene Hàn Quốc tại Hà Nội, Thanh phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành khác trên cả nước.
Đảm bảo được chất lượng đến tay người tiêu dùng, sản xuất với quy trình khép kín và máy móc vô cùng hiện đại sẽ đem lại sản phẩm chất lượng tốt nhất. Sẽ đổi trả và hoàn tiền 100% nếu sản phẩm không giống như quảng cáo và kém chất lượng.
Công ty dệt HUY THỊNH
Là công ty đầu tiên về mảng cung cấp vải lưới tricot với các loại máy móc và cơ sở vật chất hiện đại sẽ đem lại sự hài lòng về chất lượng sản phẩm.
Nguyên liệu được lựa chọn kỹ càng, được kiểm soát chặt chẽ trong các khâu sản xuất để đưa ra sản phẩm tốt nhất có thể. Cam kết đổi trả hàng nếu hàng kém chất lượng và không đúng mẫu như khách hàng đặt.
Giá của vải lưới
Nhiều khách hàng vẫn đang phân vân không biết giá của vải lưới trên thị trường có đắt hay không? Thì mọi người yên tâm, vì loại vải này thường được làm từ các nguyên liệu nhân tạo nên giá thành của loại vải này rất rẻ.
Nhưng mọi người đi mua nên cẩn thận và chú ý vì trên thị trường có nhiều loại vải giá rất rẻ. Nhưng chất lượng lại không được đảm bảo, dễ bủn và dễ hư hỏng, nên khi đi mua vải mọi người hãy chọn những nơi có uy tín và nguồn gốc đảm bảo nhé.
Giá của vải lưới sẽ dao động từ 250.000 đồng trở lên với kích thước: 100*160cm, giá sẽ có thể thay đổi với từng loại vải mà bạn cần và chất lượng, kích cỡ của sản phẩm.
Để tránh tình trạng mua vải với giá đắt và hàng kém chất lượng thì bạn nên chuẩn bị cho mình một lượng kiến thức về vải và tìm hiểu thật kỹ càng về giá cả thị trường và loại vải mình cần mua để tránh tình trạng đó xảy ra.
Ứng dụng của vải lưới
Vải lưới được sử dụng rất nhiều trong đời sống chúng ta, vải lưới có thể làm được các loại lưới, sản xuất may mặc và phụ kiện,…
Làm võng và bàn ghế
Ngày nay, các loại vải lưới được ứng dụng đa dạng trong sản xuất, những loại vải có độ bền cao và lỗ thoáng khí tốt người ta thường dùng để sản xuất ra các loại võng, đệm trẻ em, các loại bàn, ghế,…Những đồ dùng này đều có những ưu điểm vượt trội, đáp ứng được nhiều yêu cầu của người tiêu dùng đặt ra. Tất cả đều đem đến sự đảm bảo về chất lượng sản phẩm và sự hài lòng của khách hàng.
Làm các loại lưới
Vải lưới thường được mọi người dùng để làm dụng cụ đánh bắt cá như vợt cầm tay hay các loại lớn lớn để đánh bắt cá dưới ao, hồ, sông. Trong nhà bếp, vải lưới thường được dùng để vớt xác các đồ ăn thừa hay vải lưới còn được dùng để làm túi lọc trà, cà phê,…
Sản xuất may mặc, phụ kiện
Những loại vải có lỗ nhỏ thường được dùng để may các loại áo thun thông thường. Hoặc có thể kết hợp với các loại vải khác để gây điểm nổi bật hơn trong các bộ trang phục. Thường thì người ta hay dùng vải lưới để may các bộ đồ thể thao bởi chúng có những lỗ để dễ dàng thoát khí hơn. Ngoài trang phục ra thì vải lưới có thể may các loại khác như mũ, giày, dép,…
May đồ lót
Vì vải lưới có khả năng thoáng khí tốt nên thường được may đồ lót, bởi khi mặc vào chị em sẽ cảm giác dễ chịu và thông thoáng. Không những thế những bộ đồ lót may bằng vải lưới sẽ khiến chị em cảm thấy quyến rũ và sexy khi diện lên mình.
Vải lưới tuy được làm từ các nguyên liệu nhân tạo nhưng lại được ứng dụng nhiều trong đời sống. Và được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực khác nhau. Chắc hẳn qua bài viết trên bạn đã được giải đáp về vải lưới là gì rồi đúng không. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.