Vải satin luôn là một loại vải có rất nhiều ưu điểm, là sự lựa chọn hàng đầu của những tín đồ say mê thời trang khi lựa chọn những bộ trang phục được làm từ loại vải cao cấp.

Rất nhiều thương hiệu nổi tiếng trong nước và thế giới đã sử dụng vải satin như một loại vải chính để sáng tạo nhiều item để đời với thiết kế phong phú, màu sắc bắt mắt, đa dạng. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Độc Shop tìm hiểu tất tần tật những thông tin liên quan đến loại vải này nhé.

Vải satin là gì?

Vải satin là gì

Vải satin còn được gọi là lụa sa tanh hay lụa dệt vân, là họ hàng của vải lụa do sở hữu cấu trúc sợi dệt chặt chẽ nhờ quá trình đan kết chắc chắn giữa các sợi dọc và sợi ngang. Trước đây, vải satin chỉ được dệt bởi 2 loại sợi cotton và sợi tơ tằm nên vẫn còn nhiều hạn chế nhất định về giá và độ bền.

Hiện nay,người ta đã thêm vào thành phần của sợi satin 1 số thành phần như sợi visco, polyester,… để tạo nên bề mặt vải óng ánh tự nhiên, không bám bụi và bề mặt vải mịn màng và xứng đáng là loại vải có chất lượng tốt nhất hiện nay.

Vải satin là vải gì?

Nguồn gốc của vải satin

Nguồn gốc của vải satin đến nay vẫn chưa được bất cứ một nghiên cứu chính thức nào đưa ra kết luận cụ thể. Tuy nhiên, về cái tên của loại vải, người ta xác định được đây là chữ bắt nguồn từ thời kỳ Phục Hưng, satin đã được gọi là satun, sau đó đổi thành saeta là từ ngữ dùng để miêu tả tính chất óng ả, bề ngoài bóng mượt của vải.

Kỹ thuật dệt loại vải satin này được bắt nguồn từ những người Trung Quốc vào thời gian khoảng 200 năm trước. Người Trung Quốc luôn tự hào bởi những kiến thức vô cùng quý giá mà họ đã đúc kết được sau nhiều năm sản xuất và luôn cố gắng bảo vệ khối tài sản khổng lồ này qua nhiều thế kỷ.

Tuy nhiên, đến cuối cùng, kỹ thuật dệt vải satin này đã bị rò rỉ ra ngoài và được các nước Thái Lan, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều quốc gia Đông Nam Á khác.

Sau nhiều thế kỷ buôn bán trên những con đường tơ lụa, vải satin đã đi vào đời sống của nhiều nước phương Tây và trở thành loại vải có giá trị siêu đắt đỏ tại khu vực này.

Chất liệu vải satin

Do tới tận thời kỳ Trung Cổ, những người phương Tây mới được tận mắt chứng kiến và thiết kế những bộ trang phục trên chất liệu vải đặc biệt này nên số lượng vải luôn trong tình trạng khan hiếm.

Chỉ những tầng lớp thượng lưu lúc bấy giờ mới có khả năng chi trả cho những vật dụng trong nhà thờ hoặc trang phục được làm từ loại vải này.

Cho tới những năm 1970, vải satin trở nên phổ biến và được dùng để sản xuất đồ corset rất phổ biến, dẫn đầu xu hướng thời trang của mọi tầng lớp trong xã hội.

Những chiếc áo corset được làm từ vải satin dày giúp tôn lên những đường cong tuyệt vời của những cô nàng có dáng đồng hồ cát, trở thành chuẩn mực trong xã hội lúc bấy giờ. Đến tận bây giờ, áo corset vẫn trở thành trào lưu trong giới trẻ bởi những ảnh hưởng bởi phong cách hoài cổ.

Đặc điểm của vải satin

Vải lụa satin về cơ bản là loại vải dệt và đây cũng phải là tên gọi đại diện cho một nguyên liệu cụ thể do chúng được tạo nên thông qua quá trình dệt chéo giữa nhiều chất liệu. Những lớp dệt dày dặn, mang đến độ mịn, bóng vô cùng đặc trưng.

Một mặt của vải satin sáng bóng, mịn, không bị xỉn màu và không bị mờ qua thời gian dài sử dụng. Đây là chất vải vô cùng hoàn hảo để thiết kế những bộ trang phục sang trọng nhưng cũng đòi hỏi những người thợ phải có kỹ thuật may tốt để tránh làm vải tuột khỏi đường may.

Trang phục sử dụng vải satin

Ưu nhược điểm của vải satin

Vải satin là loại vải thường phục vụ sản xuất những vật dụng và trang phục cao cấp, vải satin sở hữu những mặt ưu điểm và hạn chế cụ thể như sau:

Ưu điểm của vải satin

Điểm đầu tiên mà người sử dụng mỗi khi nhắc tới vải satin chính là loại vải có giá trị thẩm mỹ cực kỳ cao, là dòng vải cao cấp khi đáp ứng được yêu cầu về độ bền, độ mềm, mịn, bóng,… mà ít loại vải nào có khả năng đáp ứng.

Vải satin cũng là loại vải có tính ứng dụng cao, dễ dàng thiết kế thành những dòng sản phẩm phong phú không chỉ quần áo mà còn các loại chăn, ga, gối, đệm, khẩu trang vô cùng trendy.

Vải satin cũng là loại vải phù hợp để sản xuất trang phục hay đồ dùng sử dụng trong cả mùa đông và mùa hè. Vì vậy, những người tiêu dùng thật sự hài lòng về cả vẻ bề ngoài và chất lượng bên trong của sản phẩm và tin tưởng sử dụng.

Chất liệu cotton satin là gì

Nhược điểm của vải satin

Như đã đề cập bên trên, vải satin có nhược điểm lớn nhất trong quá trình tạo nên thành phẩm khi khó luồn mũi kim vào sợi vải bởi độ trơn bóng mà chúng sở hữu.

Bên cạnh đó, loại vải satin này cũng rất dễ bị xước bởi móng tay khi sử dụng và rất khó giữ nếp. Vải satin cũng rất dễ bắt bụi, bắt lửa nên cần để tránh xa khỏi nguồn lửa. Vì vậy, trong quá trình bảo quản, bạn cần đặc biệt chú ý để giữ được bề mặt láng mịn, trơn bóng của vải nhé.

Cuối cùng, vải satin là loại vải có mức giá thành khá đắt đỏ so với những dòng vải khác trên thị trường. Bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng những phân loại của vải satin để lựa chọn cho mình loại vải phù hợp với yêu cầu và túi tiền của mình nhé.

Mua vải satin ở đâu hà nội

Quy trình sản xuất vải satin

Quy trình sản xuất và kỹ thuật dệt vải satin vô cùng đặc biệt, bao gồm những bước cơ bản như thu hoạch, phân loại bông, xử lý xơ bông, kéo sợi, dệt thành vải satin, nhuộm màu.

Thu hoạch và phân loại bông

Thời gian thu hoạch bông thường diễn ra vào tháng 11 và tháng 12 hàng năm, xơ bông sẽ được những người nông dân thu hoạch về và tiến hành phân loại.

Thông thường, người ta sẽ chia làm 3 đợt để thu hoạch bông, đợt 1 tập trung thu hoạch bông ở gốc đã nở tung, sau 10 đến 15 ngày tiếp theo mới tiến hành thu hoạch bông ở tầng giữa. Cuối cùng mới thu hoạch những sợi bông vẫn còn sót lại trên thân cây và ngọn.

Thu hoạch bông làm vải satin.

Xử lý xơ bông

Xử lý xơ bông là công đoạn quan trọng trước khi đưa bông đến các nhà máy để xé sơ và tiến hành làm sạch lại 1 lần nữa. Quá trình xé xơ này cần phải thực hiện hết sức nhẹ nhàng để không làm giảm độ bông, tiếp đến mới cho vào lò hơi nấu để lọc đi các tạp chất vẫn còn sót lại. Quá trình xử lý xơ bông này sẽ được diễn ra 2 lần để thành phẩm được đảm bảo.

Xơ bông được xử lý để dệt vải satin.

Kéo sợi

Quá trình kéo sợi sẽ được diễn ra khi xơ bông được nấu cùng với 1 loại dung dịch chuyên dụng để chuyển sang dạng lỏng. Hỗn hợp này sẽ giúp máy kẹo tiến hành ép bông qua lỗ nhỏ một cách dễ dàng nhất để tạo ra những sợi cotton.

Kéo sợi dệt thành vải satin.

Dệt thành vải satin

Phương pháp dệt satin rất đặc biệt để tạo ra bề mặt vải láng mịn ở mặt trên và thô mờ ở mặt bên dưới. Kỹ thuật này sẽ kết hợp sự đan xen giữa 4 sợi ngang đè lên một sợi dọc ở mặt trên và mặt dưới sẽ có số lượng sợi cũng như hướng dệt ngược với mặt trên.

Các sợi dọc trong quá trình dệt sẽ được cố định trên khung cửi và sợi ngang sẽ được luồn lên xuống dưới. Do được ứng dụng kỹ thuật dệt song song nên bề mặt vải rất trơn bóng, mềm mại.

Vải satin được dệt thành phẩm.

Nhuộm vải satin

Màu nhuộm cho vải satin sẽ được kết hợp với 1 số chất hóa học khác để giúp màu của vải được bền và chuẩn màu nhất. Vì vậy, những màu vải của satin rất tươi sáng, không phai màu trong quá trình sử dụng.

Chất liệu satin là sao.

Phân loại các loại vải satin

Do vải satin không chỉ được hình thành từ 1 loại nguyên liệu nên người ta dựa vào thành phần tham gia để phân loại các loại vải satin này thành 3 nhóm satin lụa, satin cotton, satin chiffon.

Vải satin lụa

Vải satin lụa là loại vải được dệt bằng tơ tằm cao cấp nên có độ bóng, óng ả và mịn màng nhất trong tất cả các phân loại vải satin. Trọng lượng của vải satin lụa cũng rất nhẹ nên khi sử dụng, bạn sẽ có cảm giác khá thoải mái, không gây kích ứng hay tích điện vào mùa đông như những loại vải khác.

Những loại quần áo được làm từ vải satin lụa thường được sử dụng vào mùa hè bởi chúng khiến cơ thể được mát mẻ, dễ chịu. Nếu được sử dụng để sản xuất vỏ chăn, gối thì chúng mang đến hiệu ứng vô cùng thu hút với những gam màu đặc sắc do được in thêm nhiều loại hoa văn và vẫn đáp ứng được sự thoáng mát và nhẹ nhàng mang lại cho người sử dụng.

Vải satin lụa là vải gì?

Vải satin cotton

Vải Satin cotton thực chất là loại vải cotton truyền thống nhưng được áp dụng kỹ thuật dệt của vải satin nên mang đến khả năng thấm hút mồ hôi tốt bởi mật độ các sợi cotton ít hơn.

Đồng thời, với kỹ thuật dệt vải này, satin cotton cũng được thừa hưởng 1 số đặc điểm như độ bền, không nhăn khi giặt, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người sử dụng do nguyên liệu trong quá trình sản xuất đã được loại bỏ tối đa những tạp chất có khả năng gây kích ứng cho da.

Cotton satin là gì?

Vải satin chiffon

Vải satin Chiffon là loại vải được hình thành dựa trên sự kết hợp của rất nhiều chất liệu tổng hợp như satin, poly, nylon… để mang tới một loại vải mỏng, nhẹ, không nhăn, không co giãn và không thể nhìn xuyên thấu.

Đây là những ưu điểm vượt trội của loại vải satin chiffon nên đây là lý do vì sao các sản phẩm đồ lót dành cho nữ giới hay váy đầm, áo dài thường được làm từ chất liệu vải này.

Vải satin có mấy loại.

Vải satin giá bao nhiêu tiền

Tùy thuộc vào địa điểm sản xuất, nguồn gốc, đơn vị cung cấp, mỗi loại lụa sẽ có những mức giá chênh lệch khác nhau. Cụ thể như sau:

– 1m vải lụa satin có giá từ 350.000 – 450.000 VNĐ là loại lụa tơ tằm thượng hạng nhất.

– 1m vải cotton satin có mức giá từ 130.000 đến 150.000 VNĐ.

– 1m vải satin chiffon là loại vải satin giá rẻ, có mức giá khoảng 130.000 VNĐ.

Vải satin bóng.

Ứng dụng của vải satin

Vải satin hiện đang được ứng dụng vô cùng rộng rãi trong thiết kế thời trang, nội thất, đồ cưới,…. Cụ thể như sau:

Ứng dụng của vải satin trong thời trang

Thời trang là lĩnh vực thể hiện rất rõ ứng dụng của vải satin. Những kiểu trang phục như áo khoác, áo sơ mi, áo ngủ, mũ,… sử dụng loại vải này đang được rất nhiều người yêu thích và lựa chọn với sự đa dạng về kiểu dáng, màu sắc, phong cách,… phù hợp với mọi giới tính, độ tuổi.

Vải lụa satin là chất liệu gì.

Ứng dụng vải satin trong nội thất 

Những sản phẩm nội thất như chăn, ga, gối, đệm,… thường sử dụng loại vải satin này để  thiết kế. Có rất nhiều thương hiệu sản xuất đồ nội thất được làm từ vải satin nổi tiếng như Everon, Hanvico,… đáp ứng được hoàn hảo độ mềm mại, êm ái, thông thoáng, nâng niu từng giấc ngủ của mọi gia đình Việt.

Chi phí sử dụng cho những sản phẩm này cũng rất vừa túi tiền, phù hợp với điều kiện kinh tế của hầu gia đình do được sản xuất hàng loạt bởi những doanh nghiệp lớn.

Vải satin mát ko.

Vải satin may đồ cưới

Đồ cưới trong khoảng thời gian gần đây sử dụng vải satin kết hợp polyester, visco,… vô cùng phổ biến bởi giá thành rẻ, phù hợp với túi tiền của hầu hết tất cả các cặp đôi.

Những kiểu thiết kế đồ cưới vải satin mang phong cách tối giản nhưng vẫn đảm bảo độ mềm mại, dịu dàng khi mặc nhắm mang đến cảm giác thoải mái nhất cho cô dâu.

Vải satin làm đồ cưới đẹp.

Cách bảo quản và vệ sinh vải satin

Do vải satin là loại vải có nhiều đặc tính riêng về độ mềm mại, sáng bóng nên cần có những cách bảo quản và vệ sinh đúng cách để đảm bảo độ bền màu và luôn như mới của các sản phẩm.

Vì vậy, bạn nên sử dụng phương pháp giặt khô, hạn chế tiếp xúc với nhiệt độ cao để giữ cho vải luôn được bền và mềm mại nhất. Đồng thời cũng tránh ủi vải ở nhiệt độ cao hay vắt bằng tay quá mạnh bởi chúng sẽ mất đi hình dáng và form của sản phẩm.

Mua vải satin ở đâu tphcm.

Vải satin và latin loại nào tốt hơn

So với vải satin, vải latin có mức giá tương đương và sở hữu nhiều điểm tương đồng về đặc điểm vải.

Tuy nhiên, satin có ưu điểm về độ bóng, khả năng thấm mồ hôi tốt, vải latin là loại vải được kết hợp giữa cotton và tơ tằm nên có sự nổi bật về độ mềm, nhẹ, dễ nhuộm màu.

Nhược điểm chính của 2 loại vải này đó chính là khó giữ nếp, khó may sau một thời gian dài sử dụng. Bên cạnh đó, vải satin cũng có

Vì vậy, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng quần áo hay đồ nội thất hoặc đồ cưới, bạn có thể cân nhắc lựa chọn giữa 2 loại vải này.

Vải latin đẹp.

Như vậy, qua bài viết trên, chúng tôi mong rằng những thông tin về vải satin có thể giúp ích cho mọi người trong quá trình lựa chọn cho mình những loại trang phục được làm từ vải phù hợp nhất với nhu cầu và điều kiện kinh tế của mình. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để bỏ túi thêm thật nhiều thông tin bổ ích về ứng dụng của các loại vải nhé!